Bộ Công an đã và đang tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng.

Bộ Công an triển khai nhiều giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng internet

Nhã Thanh | 17/12/2022, 10:30

Bộ Công an đã và đang tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng.

Cử tri tỉnh Bình Dương có phản ánh về tình trạng lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều với hành vi, thủ đoạn tinh vi (giả danh công an, tòa án, trúng thưởng...).

Bộ Công an cho biết trước diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, Bộ đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25.5.2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng với đó, Bộ Công an cũng chỉ đạo triển khai kế hoạch chuyên đề phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Theo đó, từ năm 2020 đến nay, đã phát hiện, xử lý hơn 5.600 vụ, hơn 5.600 người về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

ld.png
Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, theo Bộ Công an, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng dự báo diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi.

Để tiếp tục đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả các loại tội phạm này, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nhất là lừa đảo qua mạng), tập trung một số giải pháp.

Cụ thể, công an chủ động phối hợp với các ban ngành, cơ quan báo chí truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân; thường xuyên thông báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, giúp người dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm.

Phối hợp với các ban bộ ngành, nhất là Bộ TT-TT, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát phát hiện, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo, như lĩnh vực đầu tư, huy động vốn, kinh doanh bất động sản, kinh tế số, cho vay qua ứng dụng (app), vay ngang hàng (P2P Lending), quản lý chặt chẽ thuê bao điện thoại di động...

Chủ động phối hợp với các ngân hàng phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để phát hiện, truy vết tội phạm.

Cùng với đó, Bộ Công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác nắm tình hình; chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.

Tuy nhiên, theo cử tri, khi tố giác loại tội phạm này, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp hình ảnh, ghi âm, video... có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội (một trong những quy định cần có trong hồ sơ tố giác).

Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Công an, bộ đang tiếp tục chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương chấp hành nghiêm quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện KSND tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Bộ Công an sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, phối hợp với các cơ quan, bộ ngành nghiên cứu, tổ chức các hình thức khác nhau (đường dây nóng, hộp thư tố giác...), tạo thuận lợi cho người dân trong cung cấp thông tin, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet nói riêng.

Bài liên quan
Bắt hai vợ chồng chủ doanh nghiệp lừa đảo 371 tỉ đồng
Hai vợ chồng chủ doanh nghiệp thế chấp 27 sổ đỏ cho ngân hàng để vay tiền và mất khả năng trả nợ, sau đó lợi dụng các mối quan hệ để lừa đảo vay tiền và chiếm đoạt 371 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công an triển khai nhiều giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng internet