Trong khi các nền kinh tế láng giềng đều có dấu hiệu sụt giảm hoặc đình trệ tăng trưởng thì kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đi lên một cách ổn định, bài viết trên Bloomberg nhận định.

Bloomberg: Kinh tế Việt Nam đang đi lên ổn định

Nhàn Đàm | 16/03/2017, 16:00

Trong khi các nền kinh tế láng giềng đều có dấu hiệu sụt giảm hoặc đình trệ tăng trưởng thì kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đi lên một cách ổn định, bài viết trên Bloomberg nhận định.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ đang đẩy mạnh quy mô và sự tích cực của thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong năm 2017.

Chỉ số VN Index đã tăng 7,3% kể đầu năm đến nay sau khi đã tăng 15% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây vào ngày 23.2.2017. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh mua vào và bày tỏ tín hiệu lạc quan đối với TTCK Việt Nam trong phần còn lại của năm 2017.

CEO của quỹ đầu tư Asia Frontier Capital ôngThomas Huggercho biết, thị trường sẽ tiếp tục phát triển tốt trong thời gian sắp tới và quỹ đầu tư của mình sẽ tiếp tục mua vào cổ phần trong một loạtdự án khác. Hugger cho biết Asia Frontier sẽ ưu tiên cho cổ phiếu thuộc các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, bất động sản.

James Bannan -quản lý quỹ đầu tư Coeli Asset Management SA có trụ sở ở Malmo, Thụy Điển cũng nói quan điểm của ông về TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017rất tích cực. Coeli Asset chủ yếu chỉ tập trung đầu tư vào cổ phiếu trong các lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng, gần nhất là các thương vụ đầu tư vào cổ phần của Tập đoàn Thế Giới Di Động và công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Còn phó giám đốc đầu tư tại Tundra Fonder AB có trụ sở ở Stockholm, Shamoon Tariq, thì cho biết quỹ đầu tư của ông hiện có khoảng 70 triệu USD sở hữu tại TTCK Việt Nam và muốn tăng mức này lên nhiều hơn nữa khi các công ty nhà nước lớn được niêm yết sắp tới. Trong đó, cổ phiếu trong các lĩnh vực như công nghiệp, tài chính, tiêu dùng và bất động sản được xemsẽ có mức tăng trưởng cao nhất trong năm nay.

Theo kế hoạch, một loạt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn sẽ được niêm yết lần đầu tiên trên sàn giao dịch trong thời gian sắp tới, chưa kể một loạt doanh nghiệphàng đầu khác đã bắt đầu lên sàn trong thời gian vừa qua như Novaland Investment JSC, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn và Công ty cổ phần Hàng không Vietjet. Những DNNN hàng đầu khác như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam dự kiếnchính thức lên sàn trong năm nay, mở ra những cơ hội béo bở cho các nhà đầu tư trên toàn cầu.

Đó là lý do vì sao TTCK Việt Nam đang tỏ ra hết sức năng động kể từ đầu năm 2016, khi các nhà đầu tư mới tham gia là những người đã đóng góp hơn một nửa cho mức tăng trưởng 58% trên TTCK trong vòng 12 tháng qua (mức tăng chuẩn là 24%). Tổng giá trị các cổ phiếu Việt Nam hiện nay tương đương 32% tổng sản phẩm quốc nội, khoảng 39% so với một thị trường mới nổi khác là Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố vào tháng Giêng năm nayrằng, hạn chế về sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng lên trong vòng nửa đầu năm. Động thái này diễn ra ngay sau khi một trong những DNNN lớn nhất là Tập đoàn sữa Việt Nam Vinamilk chính thức xác nhận chào bán một lượng cổ phần lớn nhất từ trước tới nay.

Phần còn lại của năm 2017 sẽ lần lượt chứng kiến hàng loạt các DNNN lớn khác của Việt Nam lên sàn, như một cách để Chính phủ thu được nhiều lợi ích nhất có thể và tránh được tình trạng cổ phiếu bị giảm giá do lên sàn cùng lúc.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định của Việt Nam sẽ là phao an toàn cho quá trình tư nhân hóa và sự ổn định cho TTCK. Trong khi các nền kinh tế láng giềng đều có dấu hiệu sụt giảm hoặc đình trệ tăng trưởngthì kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đi lên ổn định. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2017, trong khi Chính phủ Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 6,7%.

Mặc dù thỏa thuận tại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)đang bị lung lay thì dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho Việt Nam vẫn là rất tích cực

Theo đó, GDP sẽ tăng trung bình khoảng 8%/năm từ nay đến năm 2030, với nền tảng là lực lượng lao động dồi dào có chi phí thấp cùng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và cảng biển chất lượng tốt. Theo số liệu chính thức, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đã tăng 5 năm liên tiếp, năm 2016 đã tăng khoảng 9% và đạt mức kỷ lục 15,8 tỉ USD. Tập đoàn công nghệ Samsung của Hàn Quốc mới đây đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư để chi thêm khoảng 2,5 tỉ USD cho việc mở rộng cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh.

Thomas Hugger - CEO Quỹ đầu tư Asia Frontier Capitaltuyên bố: “Kể cả khi không có TPP, Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ dựa vào khả năng thu hút các lĩnh vực chế tạo và lắp ráp có chi phí thấp. Điều này được khẳng định qua việc Samsung đã mở rộng hoạt động sản xuất vào tháng trước”.

Tuy nhiên, không phải là không có những rủi ro. Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vàUSD tăng giá, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên toàn cầu, sự biến động của nhân dân tệ và khả năng thanh khoản vẫn còn tương đối thấp của Việt Nam vẫn được xem là những mỗi bận tâm lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bối cảnh trở nên thuận lợi hơn cho Việt Nam khi Pakistan ra khỏi danh sách thị trường biên của MSCI (Morgan Stanley Capital International) sẽ làm tăng tầm quan trọng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Federico Parenti - Quản lý Quỹ đầu tư Sempione Sim Spa, cho biết: “Việt Nam vẫn có tiềm năng rất lớn về tăng trưởng. Cổ tức trên TTCK khá cao và vẫn còn rất nhiều khả năng phát triển thêm nữa”.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
6 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bloomberg: Kinh tế Việt Nam đang đi lên ổn định