Một nghiên cứu lớn từ nhất từ trước đến nay đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tăng do khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của mọi người trên khắp thế giới.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của con người

Đan Thuỳ | 21/05/2022, 11:38

Một nghiên cứu lớn từ nhất từ trước đến nay đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tăng do khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của mọi người trên khắp thế giới.

Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần con người. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm nhiệt độ tăng lên vào ban đêm, thậm chí còn nhanh hơn ban ngày, khiến mọi người có cảm giác khó ngủ hơn. Một phân tích cho thấy trung bình một người đã mất 44 giờ ngủ mỗi năm, tương đương với 11 đêm với giấc ngủ ít hơn 7 giờ do ảnh hưởng từ việc nhiệt độ tăng lên vào ban đêm.

Tình trạng mất ngủ sẽ còn tăng lên khi trái đất tiếp tục nóng lên nhưng ở một số nhóm người sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những nhóm khác. Tỷ lệ mất ngủ trên mỗi mức độ nhiệt độ nóng lên ở phụ nữ cao hơn khoảng 1/4 so với nam giới, cao gấp đôi ở những người trên 65 tuổi và cao hơn gấp 3 lần đối với những người ở các quốc gia kém phát triển. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các thiết bị đeo tay theo dõi giấc ngủ được sử dụng bởi 47.000 người trong hơn 7 triệu đêm và trên 68 quốc gia.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhiệt độ tăng gây hại cho sức khỏe, bao gồm tăng các cơn đau tim, tự tử và khủng hoảng sức khoẻ tâm thần cũng như giảm khả năng làm việc của con người.

man-asleep-on-desk-in-front-of-laptop.jpeg

Ngủ kém cũng đã được chứng minh là gây ra những tác động tương tự và các nhà nghiên cứu cho biết giấc ngủ bị xáo trộn có thể là hậu quả của nhiệt độ cao tác động đến sức khỏe con người. Đáng lo ngại là các nhà nghiên cứu cũng cho biết mọi người không thể thích nghi với những đêm có nhiệt độ cao.

"Đối với hầu hết chúng ta, giấc ngủ là một phần rất quen thuộc trong thói quen hàng ngày. Con người dành gần 1/3 cuộc đời để ngủ. Nhưng ngày càng có nhiều người không ngủ đủ giấc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp bằng chứng có quy mô trên phạm vi toàn cầu cho thấy nhiệt độ nóng hơn mức trung bình làm xói mòn giấc ngủ của con người", Kelton Minor, thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Minor cho biết giấc ngủ sụt giảm do nhiệt độ ban đêm đang nóng hơn. Ông ví dụ, một đêm có nhiệt độ trên 25 độ C ở một thành phố có một triệu dân sẽ dẫn đến việc 46.000 người có giấc ngủ ngắn hơn. "Nếu nhìn vào đợt nắng nóng đang diễn ra ở Ấn Độ và Pakistan, chúng ta sẽ thấy hàng tỷ người đang bị tác động bởi những yếu tốc ​​dẫn đến việc mất ngủ đáng kể", Minor nói. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí One Earth đã phân tích dữ liệu về giấc ngủ và thời tiết ngoài trời được thu thập từ năm 2015 - 2017 và phát hiện ra rằng nhiệt độ cao hơn làm giảm giấc ngủ bằng cách trì hoãn sự khởi động của cơ thể bước vào giấc ngủ. Cơ thể con người cần được làm mát hàng đêm khi họ đi vào giấc ngủ, nhưng điều này khó hơn khi trời nóng hơn.

Phụ nữ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn vì họ có lượng mỡ dưới da trung bình cao hơn nam giới, khiến cho việc làm mát cơ thể chậm hơn. Người cao tuổi thường ngủ ít hơn vào ban đêm và điều hòa thân nhiệt kém hơn, điều này cũng có thể giải thích cho sự mất ngủ của họ. Người dân ở các quốc gia nghèo hơn có thể mất ngủ nhiều hơn vì họ ít được tiếp cận với các tính năng làm mát như quạt và máy lạnh.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tác động của nhiệt độ cao vào ban đêm đối với giấc ngủ được thấy ở tất cả các quốc gia.

"Đáng lo ngại rằng chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy những người sống ở vùng khí hậu nóng hơn bị xói mòn giấc ngủ nhiều hơn theo mức độ tăng nhiệt độ", Minor chia sẻ.

Minor cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc bảo vệ người dân trước các tác động của biến đổi khí hậu. Các cố vấn chính thức của chính phủ Anh đã cảnh báo vào năm 2021 rằng họ đã không thể bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ gia tăng nhanh chóng của cuộc khủng hoảng khí hậu, đặc biệt là các đợt nắng nóng.

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu đến từ các quốc gia giàu có. Thiết bị đeo tay theo dõi giấc ngủ cũng có xu hướng được đeo bởi những người ít bị rối loạn giấc ngủ bởi nhiệt độ nóng hơn.

Minor cho rằng cần phải nghiên cứu sâu thêm, đặc biệt là ở những nơi đã được xếp hạng là nóng nhất trên thế giới, chẳng hạn như khu vực châu Phi, Trung Mỹ và Trung Đông. Nghiên cứu không thể đánh giá chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, nhưng không có sự thay đổi về số lần mọi người thức dậy trong đêm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của con người