Việc gia nhập các thị trường tự do tới đây, cùng với làn sóng những sản phẩm trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… lan khắp các tỉnh thành, cơn sóng của những thương hiệu thời trang  cao cấp từ nước ngoài đang khiến ngành may mặc, thời trang Việt Nam chao đảo…

Bị thị trường ngoại tấn công, thời trang Việt Nam liệu có trụ nổi?

Một Thế Giới | 10/05/2015, 05:00

Việc gia nhập các thị trường tự do tới đây, cùng với làn sóng những sản phẩm trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… lan khắp các tỉnh thành, cơn sóng của những thương hiệu thời trang  cao cấp từ nước ngoài đang khiến ngành may mặc, thời trang Việt Nam chao đảo…

Theo thống kê chưa đầy đủ của các DN kinh doanh thời trang, đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bossini (châu Á) và tầm cao như CK, Mango, D&G…

Theo các chuyên gia, thị trường Việt Nam hơn 90 triệu dân với mức tăng trưởng bình quân từ 15 – 20% là niềm “mơ ước” của nhiều DN ngoại. Đó là lý do khiến các thương hiệu nước ngoài vẫn liên tiếp xuất hiện tại Việt Nam.

Hiện, ngành may mặc nội địa đang áp mức thuế nhập khẩu 20% nhưng sẽ dần xuống 0% khi Việt Nam tham gia TPP và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Và khi ấy, khó khăn của DN Việt sẽ tăng lên gấp bội và nỗi lo mất “sân nhà” cũng sẽ dần trở thành hiện thực.

Ví dụ như Foci, khoảng ba năm trở lại đây, hệ thống cửa hàng của Foci đã thu hẹp dần và hiện DN đã không còn đầu tư vào hệ thống bán lẻ thời trang mà chuyển sang may gia công đồng phục và xây dựng website, bán hàng qua mạng.

Ninomaxx, thương hiệu đình đám một thời và từng có lúc xây dựng được hệ thống 200 cửa hàng trong cả nước nay cũng đã phải sắp xếp lại còn chưa đầy 50 điểm bán.

Năm 2013, sự kiện Ninomaxx đóng cửa hàng loạt các cửa hàng lớn đã khiến người tiêu dùng nghi ngại DN này phá sản. Đại diện Ninomaxx cho biết, công ty đã phải tính đến phương án thu hẹp sản xuất, thay đổi mô hình kinh doanh…

Trao đổi với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, thương hiệu giày Pierre Cardin, An Phước dù không bị ảnh hưởng từ hàng giá rẻ nhưng sức mua cũng giảm sút. Bà Nguyễn Thị Điền - Tổng giám đốc công ty May Thêu Đan giày An Phước cho biết, có những cửa hàng doanh số rất thấp nhưng công ty phải giữ lại để “xây dựng hình ảnh thương hiệu”.

“Ở những địa điểm này nếu không kinh doanh được cũng xem như đây là nơi để tạo độ nhận diện thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Thay vì bỏ tiền ra quảng cáo thì đây cũng là cách quảng cáo hữu hiệu” - bà Điền chia sẻ

Theo các chuyên gia, điều đáng lo ngại nhất là dù đã nỗ lực đổi mới nhưng các thương hiệu thời trang Việt Nam đang rất khó khi phải cạnh tranh với hàng hiệu nước ngoài. Canifa – Thương hiệu thời trang của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương là một ví dụ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, nếu chỉ tập trung vào phân khúc theo mùa, sản phẩm của DN không tránh khỏi tăng giá cao để “cõng” các chi phí cho quản trị DN, mặt bằng, hệ thống cửa hàng thời trang vốn phải duy trì cả 365 ngày trên toàn hệ thống.

Và trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của DN ngoại, điều đó tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhất là sự thiếu kiên định và thiếu chiến lược lâu dài cho thị trường nội địa của các công ty thời gian rất có thể sẽ không tránh khỏi trước sức ép của AEC, TPP đang rất gần.

Chủ tịch HĐQT một công ty thời trang lớn cho rằng, khó khăn là có thực, sự cạnh tranh không chỉ từ các thương hiệu ngoại mà từ hàng nhập lậu Trung Quốc, nhưng nếu DN chú tâm, có chiến lược tốt và có tâm huyết với thương hiệu của mình thì vẫn sống được.

Tuy nhiên, câu chuyện của số đông DN may mặc khi tìm cách chiếm lĩnh, chiếm lại "sân nhà" thật sự không dễ dàng. Ngay các DN lớn như: Việt Tiến, Việt Thắng, May Nhà Bè, May 10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và một số doanh nghiệp may mặc thời trang tư nhân cũng gặp khó khi liên tiếp cho ra đời các dòng nhãn hiệu thời trang từ cao cấp đến bình dân để phục vụ thị trường nội địa nhưng vẫn bí đầu ra.

Hoàng Long (tổng hợp theo Diễn đàn Doanh nghiệp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị thị trường ngoại tấn công, thời trang Việt Nam liệu có trụ nổi?