Hai tháng trở lại đây, nông dân trồng mít tại Định Quán (Đồng Nai), Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang “dở khóc dở cười” khi có tin đồn mít bị chích thuốc để nhanh chín. Do đó, nhiều thương lái ép mua mít với giá rất rẻ, thậm chí nhiều nông dân trồng mít không bán được nên đành phải để cho bò ăn.

Bị đồn chích thuốc, nông dân phải hái mít cho bò ăn

Một Thế Giới | 30/07/2015, 05:17

Hai tháng trở lại đây, nông dân trồng mít tại Định Quán (Đồng Nai), Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang “dở khóc dở cười” khi có tin đồn mít bị chích thuốc để nhanh chín. Do đó, nhiều thương lái ép mua mít với giá rất rẻ, thậm chí nhiều nông dân trồng mít không bán được nên đành phải để cho bò ăn.

Giá mít giảm mạnh
Theo một số nông dân trồng mít, thời điểm từ tháng 4 đến tháng 5 là thời điểm mít vào mùa thu hoạch rộ. Mít mùa này thơm, ngọt nên được thương lái “đổ xô” mua với giá mít Thái khoảng 10.000 đồng/kg. Loại ngon thì được bán với giá cao hơn.
Den luot nong dan trong mit “kho” vi tin don chich thuoc-hinh-anh-1
 Giá mít liên tục giảm mạnh do tin đồn chích thuốc
Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 6 và tháng 7, mít vào vụ nghịch nên giá giảm. Theo đó, giá mít xuống chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg loại ngon, mít loại thường thì chỉ còn 3.000 - 5.000 đồng/kg. Với giá này, thu nhập nhà vườn trồng mít bị giảm nhiều so với vào thu hoạch rộ.
Mặc dù giá thu mua tại vườn liên tục giảm nhưng theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, giá mít ngoài thị trường vẫn giữ ở mức cao, từ 25.000 - 30.000 đồng/ kg.
Den luot nong dan trong mit “kho” vi tin don chich thuoc-hinh-anh-2
 Dù giá thu mua tại vườn giảm mạnh, nhưng trên thị trường, mít vẫn có giá cao từ 25.000 đồng - 30.000 đồng/kg (Ảnh: Phan Diệu)
Hái mít cho bò ăn
Một số nông dân trồng mít cho biết nguyên nhân khiến các thương lái mua mít với giá thấp là do tin đồn nhà vườn thu hoạch mít non, sau đó nhúng thuốc cho nhanh chín. Do vậy, rất nhiều người tiêu dùng đã “tẩy chay” khiến cho mặt hàng này bị “ế”.
Trao đổi với Một Thế Giới, chị Vũ Mỹ Khanh – chủ một vườn mít tại xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết mùa này không phải mùa thu hoạch rộ nên mít được thương lái mua rất rẻ chứ không có chuyện mua mít non rồi chích chất kích thích.
“Mùa này trái vụ nên giá không được bao nhiêu, thậm chí thương lái còn không vào mua. Rẫy nhà tôi trồng hàng trăm cây nhưng không bán được vì mùa này mít ăn nhạt và xốp, chứ hoàn toàn không có chuyện mít không bán được do có tin đồn chích thuốc. Vì mít không bán được nên tôi phải hái xuống cho bò ăn. Trồng mít đầu tư nhiều cũng chỉ được một mùa thì giá còn cao chứ mùa này lỗ vốn thì phải đành chịu”, chị Khanh nói.
Đồng quan điểm, anh Minh Quang ngụ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cho rằng người nông dân trồng mít, đặc biệt là mít Thái thường không biết tin đồn chích thuốc. Tuy nhiên, lời đồn đó hoàn toàn không có cơ sở bởi khi mua mít của nông dân, thương lái hầu như thử trước rồi sau đó mới mua.
Den luot nong dan trong mit “kho” vi tin don chich thuoc-hinh-anh-4
 Mít nghịch vụ không  nhạt và xốp nên giá xuống thấp chứ không phải do chích thuốc.
“Mít Thái khác mít thường ở chỗ là mình không thể thử độ mềm của nó được. Bản chất của múi mít Thái thường là cứng và giòn nên không thể thử bằng cách gõ bịch để nghe như mít thường.
Thường thương lái thử mít Thái bằng cách cắt một góc nhỏ ở phía trên gần cuống. Cắt ra nếu thấy múi nó vàng thì biết mít đã già và hái. Nếu như chưa vàng, múi còn trắng thì sẽ đậy chỗ cắt đó lại. Thương lái họ cắt khéo lắm, dùng con dao bén nên chỉ sau một thời gian nhựa mít sẽ tự động liền lại. Vì vậy, chuyện mua mít non mà ngâm hóa chất để chín thì tôi nghĩ nó hơi hy hữu, bởi thương lái mua thường không mua ngang mà họ kiểm tra kỹ lắm. Đối với cây mít, khi trái chưa già mà thu hoạch là bị thối ngay”, anh Quang chia sẻ.
Khó phân biệt mít chín cây với mít chích thuốc
Chia sẻ về cách phân biệt mít chín cây với mít chích thuốc, anh Quang cho biết đặc điểm mít Thái là lai tạo gien, cho nên đặc tính của nó sẽ khác với mít thường. Mít thường chín là múi phải mềm, còn mít Thái chín là múi vẫn cứng vẫn giòn, cơm dày. Vì vậy, rất khó để phân biệt mít tiêm hóa chất với mít chín cây.
Den luot nong dan trong mit “kho” vi tin don chich thuoc-hinh-anh-5
 Khó phân biệt mít chín cây với mít chích thuốc (Ảnh: Phan Diệu)
“Để phân biệt mít chích thuốc với mít thường thì chỉ cần nhìn cuống. Mít chín cây thường cuống tươi, vết cắt còn mới và, mà còn nhựa. Còn mít dùng hóa chất kích thích để chín thì chỗ cắt sẽ bị teo lại và khô. Còn nhìn màu sắc, mùi vị thì rất khó phân biệt. Thuốc chích vào mít để chín thực ra là thuốc kích thích tăng trưởng nhanh. Vì vậy, quá trình chín để có mùi thơm và thành phần cơ bản gần giống nhau”, anh Quang nói.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị đồn chích thuốc, nông dân phải hái mít cho bò ăn