Dù nhãn lồng Hưng Yên chưa vào vụ thu hoạch nhưng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, nhãn mang thương hiệu Hưng Yên được bày bán khắp nơi. Theo nhiều người buôn hoa quả ở chợ đầu mối Long Biên, nhãn được bày bán trên phố xuất xứ từ Sơn La, Thái Lan, thậm chí có cả nhãn Trung Quốc.

Người tiêu dùng ăn quả đắng với nhãn đội lốt Hưng Yên

Một Thế Giới | 27/07/2015, 05:48

Dù nhãn lồng Hưng Yên chưa vào vụ thu hoạch nhưng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, nhãn mang thương hiệu Hưng Yên được bày bán khắp nơi. Theo nhiều người buôn hoa quả ở chợ đầu mối Long Biên, nhãn được bày bán trên phố xuất xứ từ Sơn La, Thái Lan, thậm chí có cả nhãn Trung Quốc.

Bày bán tràn lan

Những ngày này, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhãn dọc các tuyến phố như Trần Đại Nghĩa, Giải Phóng, Hồ Tùng Mậu, Trần Thái Tông… Nhãn đội lốt nhãn lồng Hưng Yên theo chân những người bán hàng rong đi khắp nơi, thậm chí trong nhiều cửa hàng hoa quả cũng không thiếu. Điều đặc biệt, dù không phải nhãn Hưng Yên nhưng người bán vẫn ra sức quảng cáo đây là nhãn Hưng Yên chính hiệu.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
Gánh hàng rong những ngày này thường xuyên có mẹt nhãn, được quảng cáo là nhãn Hưng Yên - ảnh Trí Lâm 
“Nhà cô ngay Hưng Yên đây chứ đâu, mỗi ngày cao điểm có thể bán vài chục cân. Xe mới đổ nhãn là đến lấy về, rất tươi và bán rất chạy” – nguyên văn lời mời chào của một người bán hoa quả trên phố Hồ Tùng Mậu.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
 Một xe bán hoa quả di động trên đường Giải Phòng, phần nhãn bán chạy hàng nhất - ảnh Trí Lâm
Theo khảo sát của PV Một Thế Giới, giá cả loại nhãn này dao động từ 35-55 nghìn/kg tùy từng tuyến phố và tùy khách mà người bán có thể nói giá. Thắc mắc giá cả đắt đỏ, người bán trấn an vì đây là nhãn đầu mùa, giá đắt một chút nhưng yên tâm về chất lượng, không có thuốc bảo quản, hóa chất…

Theo chị Nguyễn Thị Thủy, quê vùng đặc sản nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Hưng Yên đặc sản chưa đến mùa thu hoạch. Thông thường, mùa thu hoạch rơi vào cuối tháng 8 hằng năm. Do đó, chị khẳng định rằng nhãn trên phố không phải loại nhãn đặc sản quê hương chị.

Khi PV thắc mắc về nguồn gốc vì nhãn lồng Hưng Yên còn chưa đến mùa, người bán vẫn khăng khăng nói đây là nhãn Hưng Yên chính hiệu. Tiếp tục hỏi một số người buôn khác, câu trả lời cũng không khác là bao, họ cho rằng “đây là nhãn đầu mùa, của giống cây nhãn cao. Còn loại nhãn quả to, cây thấp thì chưa đến vụ”.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
 Không chỉ bán rong, nhãn đội lốt nhãn lồng Hưng Yên còn chễm chệ trong các cửa hàng hoa quả - ảnh Trí Lâm
Với chiêu thức như vậy, mỗi ngày người buôn nhãn đang đánh lừa người tiêu dùng để tiêu thụ loại nhãn nhập từ nơi khác đến, mạo danh nhãn Hưng Yên nổi tiếng. Đây là chiêu trò không quá mới lạ bởi hoa quả Trung Quốc vốn dĩ đội lốt đặc sản các vùng miền trong nước tuồn vào nước ta đã nhiều năm nay.

Chỉ là mạo danh nhãn Hưng Yên

Trao đổi với một số người buôn hoa quả ở chợ Long Biên, tất cả mọi người đều cho hay nhãn ở Hà Nội không phải là loại nhãn Hưng Yên nổi tiếng mà chỉ là loại nhãn mạo danh.

Chị Bùi Thị Hoa - tiểu thương buôn bán tại chợ Long Biên cho hay, sáng hoặc tối ở chợ, các xe ô tô đổ nhãn cho người bán lẻ đầy ở đây. Tất cả nhãn đều có nguồn gốc Thái Lan hoăc Sơn La, nhãn Trung Quốc cũng có. Riêng nhãn Hưng Yên thì thời điểm này chưa đến mùa.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
 Tương tự, một cửa hàng hoa quả tại Phố Vọng - Hà Nội - ảnh Trí Lâm
Đồng tình với chị Hoa, một số tiểu thương khác cũng cho rằng các người bán lẻ ở các tuyến phố Hà Nội nói nhãn lồng Hưng Yên để bán cho dễ, cho người tiêu dùng tin tưởng chứ ở chợ Long Biên này thì ai cũng biết, có giấu cũng không được.

Theo đó, khi mua nhãn từ các xe ô tô ở chợ Long Biên, các tiểu thương mua các thúng nhãn Sơn La, Trung Quốc với giá 500.000 đồng cho thúng 20kg hoặc nhãn Thái Lan thơm ngon hơn với giá 700.000 đồng/1 thúng 17 kg.

Các tiểu thương tại chợ Long Biên cũng cho biết, nhãn xe đưa tới đâu, hết tới đó vì mới đầu mùa, người dân đang khá ưa chuộng và mua thường xuyên.

Bên cạnh đó, cũng theo các tiểu thương, phân biệt nhãn lồng Hưng Yên và nhãn xuất xứ nơi khác không quá khó. Nhãn Trung Quốc quả to, vỏ mỏng hơn, lá cũng to dày hơn lá nhãn Hưng Yên. Tuy nhiên, nhãn nơi khác cùi không dày và không khô như nhãn Hưng Yên, hạt lại to, vị ngọt nhạt, không thơm. Nhãn Trung Quốc hoặc nhãn ở xa chuyển đến thường dùng chất bảo quản nên mã sạch, nhạt màu, vỏ mỏng hơn, nhanh thâm, thối.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
 Xe bán nhãn trong trên đường Hồ Tùng Mậu, lượng nhãn bán đi đã được 1/3 - ảnh Trí Lâm
Còn nhãn lồng Hưng Yên đặc sản có quả to, vỏ gai, trông dày, màu vỏ vàng sậm, tươi ngon tự nhiên. Hơn nữa, cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ, mọng nước, vị thơm ngọt…

Bên cạnh đó, nhãn xuất xứ từ vùng khác của Việt Nam hay nhãn Thái Lan chuyển sang cũng không quá khó phân biệt bởi nhãn Hưng Yên có những nét đặc trưng mà nơi khác không có được. Điều này do giống nhãn và điều kiện sinh trưởng quyết định.

Cũng theo nhận định của nhiều người quê Hưng Yên, đến mùa nhãn, nếu không nhanh tay thì cũng khó mua được loại nhãn đặc sản này vì hàng khan hiếm trong khi sức mua lớn.
Nhan doi lot dac san Hung Yen, nguoi tieu dung an qua dang
 Chuyện trò trong lúc đợi khách của những người bán nhãn trên phố Hồ Tùng Mậu - ảnh Trí Lâm
Do đó, những loại nhãn đang bán tràn lan trên thị trường hiện nay đều không phải nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu, chỉ là đội lốt từ những loại nhãn xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc và các vùng khác trong nước.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêu dùng ăn quả đắng với nhãn đội lốt Hưng Yên