“Tầm soát bệnh glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr” vừa được Bệnh viện Mắt TP.HCM chính thức đưa vào ứng dụng.

Bệnh viện Mắt TP.HCM ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tầm soát bệnh glôcôm

Hồ Quang | 04/03/2023, 17:49

“Tầm soát bệnh glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr” vừa được Bệnh viện Mắt TP.HCM chính thức đưa vào ứng dụng.

Theo Bệnh viện Mắt TP.HCM, công trình khoa học “tầm soát bệnh glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr” được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện và đã được Hội đồng Khoa học - Công nghệ của TP.HCM nghiệm thu vào tháng 10.2022. Đây là kết quả của sự hợp tác khoa học của các bác sĩ chuyên khoa về Glaucoma của Bệnh viện Mắt và các kỹ sư Công nghệ thông tin trường Đại học Quốc gia TP.HCM.

benh-vien-mat-tphcm-ung-ung-phan-mem-tri-tue-nhan-tao-de-tam-soat-benh-glocom-hinh-anh-1(1).png
Giao diện giải pháp EyeDr (bản ứng dụng chạy độc lập) hoàn thiện - Ảnh: PV

Nhóm nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu về hình ảnh chụp màu gai thị DIARETDB1 được Bệnh viện Đại học Kuopio (Phần Lan) công bố. Tập dữ liệu này bao gồm 89 ảnh chụp màu gai thị chứa vị trí gai thị trung tâm, gồm vùng đĩa thị Optic Disc và Optic Cup chọn lọc, phân loại gán nhãn vùng đĩa thị bởi 4 chuyên gia y tế. Với cùng tỉ lệ IoU (độ đo đánh giá các mô hình nhận diện thực thể) lớn hơn 50%, EyeDr đạt độ nhận diện chính xác 97,75%.

Với EyeDr, các bác sĩ nhãn khoa có thêm công cụ gợi ý chẩn đoán, giúp cho việc khám tầm soát bệnh lý glôcôm bằng ảnh màu gai thị sớm và nhanh chóng hơn. Khi khám, bệnh nhân sẽ được chụp hình màu gai thị, từ đó bác sĩ sẽ dựa vào những đặc điểm tổn thương chuyên biệt trên ảnh gai thị để xác định khả năng bị glôcôm. EyeDr sẽ mô phỏng và xác định tỉ lệ lõm đĩa - đĩa thị (cup/disc), tuân thủ quy luật ISNT để chẩn đoán khả năng gai thị bị tổn thương của bệnh lý glôcôm, cho phép tầm soát bệnh lý glôcôm trong cộng đồng.

EyeDr đạt độ nhận diện chính xác 97,75%, thử nghiệm còn cho thấy, thời gian đọc một hình ảnh gai thị glôcôm của một bác sĩ nhãn khoa mất 400-480 giây/, bác sĩ chuyên khoa glôcôm mất 45 giây. Với phần mềm EyeDr, chỉ mất 8-12 giây. Kết quả đánh giá sẽ được gửi trực tuyến đến bác sĩ chỉ định mà không cần phải in hình chụp ảnh màu gai thị.

Điều này có thể giúp các bác sĩ, kỹ thuật viên có thể hội chẩn từ xa với các chuyên gia glôcôm một cách dễ dàng.

Được biết, glôcôm là bệnh lý thần kinh thị giác đặc trưng bởi hình thái tổn thương đặc hiệu tiến triển của lớp sợi thần kinh và đĩa thị, với tình trạng nhãn áp tăng cao làm mất dần sợi thần kinh võng mạc dẫn đến mù lòa không hồi phục. Glôcôm là nguyên nhân chiếm tỷ lệ hơn thứ hai, chỉ xếp sau đục thủy tinh thể, dẫn đến chứng mất thị lực hoàn toàn.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Mắt Trung ương, cả nước có hơn 380.000 người bị mù hai mắt, trong đó có hơn 24.000 người bị mù lòa do glôcôm (chiếm 65% và đứng thứ hai sau bệnh lý đục thể thủy tinh 66,1%). Bệnh glôcôm thực sự là mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh glôcôm trong cộng đồng là một yêu cầu mang ý nghĩa thực tiễn rất cao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
42 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện Mắt TP.HCM ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tầm soát bệnh glôcôm