Bất cập từ chính sách chuyển tuyến BHYT giữa các bệnh viện, nhiều bệnh nhân đã gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần đến sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Bệnh nhân ‘kêu trời’ vì chính sách chuyển tuyến ở Thừa Thiên – Huế

Lê Toàn | 20/02/2019, 14:42

Bất cập từ chính sách chuyển tuyến BHYT giữa các bệnh viện, nhiều bệnh nhân đã gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần đến sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Theo phản ánh của nhiều bệnh nhân, họ đã phải bỏ dở liệu trình điều trị hoặc không thể được khám và điều trị tại bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế như trước mà phải chuyển về điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Huế.

Mới nhất có trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị L, sinh năm 1970, trú tại phường Hương Văn, TX Hương Trà, Thừa Thiên – Huế mắc bệnh uphổi, được bệnh viện Đa khoa TX Hương Trà làm giấy chuyển viện lên tuyến trên. Nhưng khi nhập viện điều trị tại bệnh viện T.Ư Huế lại không được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến với lý do bệnh viện chuyển trái tuyến.

Chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Llà anh Nguyễn Tsau đó có viết đơn cầu cứu vì hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn không thể gánh nổi chi phí điều trị nếu không có sự hỗ trợ từ bảo hiểm. Được biết căn bệnh của chị L thuộc dạng bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn và cần sử dụng các máy móc công nghệ cao.

Ngoài ra, còn có trường hợp của bệnh nhân Bùi Quốc H, 47 tuổi, ở phường Phú Hội, TP Huế, khi đi khám bệnh ở bệnh viện Hoàng Viết Thắng, được các bác sĩ chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn V và làm giấy chuyển viện lên bệnh viện T.Ư Huế. Tuy nhiên, khi nhập viện theo giấy chuyển viện bệnh nhân H cũng không được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến.

Công văn số 68 ảnh hưởng đến điều kiện khám chữa bệnh của người dân

Theo tìm hiểu của phóng viên về lý do bệnh nhân chuyển viện lên bệnh viện T.Ư Huế không được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến là vì quy định mới của Sở Y tế Thừa Thiên – Huế về công tác chuyển tuyến. Cụ thể, theo Công văn 68/SYT-NVY ngày 11.01.2019 quy định các bệnh viện tuyến huyện và thành phố khi chuyển tuyến BHYT thì chuyển đến bệnh viện Đại Y dược Huế.

Được biết công văn mới có phần “ngặt nghèo” so với trước kia khi Sở Y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được chuyển tuyến lên Bệnh viện T.Ư Huế để có cơ hội tiếp cận và điều trị bằng những trang thiết bị khám chữa bệnh kỹ thuật cao.

Đối với trường hợp 2 bệnh nhân nói trên, sau khi có đơn cầu cứu đã được Bệnh viên T.Ư Huế giải quyết hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến. Liên hệ với ông Hoàng Trọng Chính, Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội Thừa Thiên – Huế để nắm rõ về quyền lợi bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến của bệnh nhân, ôngcho biết: “Chúng tôi chỉ làm theo văn bản quy định của Sở Y tế đã ban hành theo thông tư của bộ nhằm tránh quá tải ở tuyến trên”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược Huế có dấu hiệu quá tải bởi hầu hết bệnhnhân các huyện, thành phố đều tập trung về đây.

Bệnh nhân từ khắp các huyện, thành phố đổ dồn về bệnh viện Đại học Y dược Huế

Về dấu hiệu quá tải của bệnh viện Đại học Y dược, ông Hoàng Trọng Chính có xác nhận đã nắm được tình hình và sẽ làm việc với Sở Y tế để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và giảm tình trạng quá tải nói trên.

Được biết, ngày 19.2 Sở Y tế Thừa Thiên – Huế cùng đại diện Bảo hiểm Xã hội và các bệnh viện đã họp bàn nhằm sớm điều chỉnh những bất cập nói trên.

Lê Toàn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân ‘kêu trời’ vì chính sách chuyển tuyến ở Thừa Thiên – Huế