Loài người bị mắc bệnh lao có thể là hậu quả bất ngờ của việc tổ tiên chúng ta chế ngự được lửa.

Bệnh lao lây lan là hậu quả của việc con người chế ngự lửa?

Vũ Trung Hương | 31/07/2016, 17:06

Loài người bị mắc bệnh lao có thể là hậu quả bất ngờ của việc tổ tiên chúng ta chế ngự được lửa.

Sự xuất hiện của bệnh lao là quá trình tiến hóa trực khuẩn lao thâm nhập vào cơ thể người trở nên thuận lợi nhờ bụi tro và khói của các đám lửa kích thích phổi của tổ tiên loài người. Điều này được công bố trêntạp chíkhoa học PNAS của Mỹ (Proceeding of the National Academy of science ).

Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis, thường hay được biết đến với tên trực khuẩn Koch. Chỉ sau khi Robert Koch phát hiện ra trực khuẩn vào cuối thế kỷ XIX và sự ra đời của những loại vắc xin đầu tiên, loài người mới có thể đương đầu với căn bệnh cướp đi hàng triệu người một năm và đã giết hại tới 90% số dân da đỏ sau khi người châu Âu đến Tân thế giới cùng với bệnh lao.Mặc dù đượcngừa vắc xin và đã có thuốc nhưng bệnhlao vẫn đứng đầu danh sách các bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong.

Nhà nghiên cứuDarren Curnoe ở đại học New South Wales, Australia, cùng các cộng sự đã phát hiện ra lịch sử ly kỳ của tác nhân gây bệnh lao và gắn nó với sự phát triển văn hóa của loài người, khi bệnh lao ước đoán xuất hiện chừng 70.000 năm trước.

Theo các tác giả bài báo trên “phát kiến khoa học chủ yếu” thời kỳ đó là việc chế ngự lửa và việc dùng lửa để sưởi ấm, nấu nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Theo khái niệm hiện đại, loài người bắt đầu biết sử dụng lửa rộng rãi chừng 300-400 nghìn năm trước.

Darren Curnoe cho rằng, lửa không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực là khói và bụi tro, đặc biệt là khi ở trong các hang sâu và nhữngngôi nhà đóng kín,thường xuyên thâm nhập phổi của những người hominid cổ đại, kích thích phổi và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học nêu giả thiết rằng chính sự suy giảm hệ miễn dịch là bị trực khuẩn Koch lợi dụng vì từ đầu nó không thể lây nhiễm cho người và chỉ lan truyền qua đường bụi nước - không khí.

Các nhà khoa học đã kiểm nghiệm giả thiết đó trên mô hình máy tính về bộ lạc người cổ đại, quá trình lây nhiễm và tiến hóa của Mycobacterium tuberculosis và kết luận rằng giả thiết trên có quyền được khẳng định - lửa đã tăng tần suất lây nhiễm trực khuẩn và tăng tốc độ tích lũy đột biến trong bộ gen trực khuẩn.

Họ nhấn mạnh rằng điều đó chỉ xảy ra khi phổi con người ngày càng dễ nhiễm khuẩn cũng như lửa đã làm mọi người dành nhiều thời gian ở cùng nhau khi sưởi ấm vào ban đêm, giao tiếp và ăn uống bên đống lửa.

Theo họ, lửađã đẩy nhanh tiến trìnhlây nhiễm của lao và nhiều căn bệnh mà loài người hiện nay vẫn phải đương đầu cũng có thể xuất hiện theo cách tương tự, có thể coi chúng là “những món quà tặng của nền văn minh” vàphát triển lịch sử - văn hóa cùaloài người.

Nhờ nghiên cứu chúng mà chúng ta hiểu đượccông nghệ phát triển tác động như thế nào tới sức khỏe của loài người nói chung vàlịch sử loài người chống lại các tác nhân gây bệnhtrước khi y học hiện đại ra đời.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh lao lây lan là hậu quả của việc con người chế ngự lửa?