Ngày 12.6, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đã cứu sống thành công bé trai 6 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu não, nhiễm trùng máu nguy kịch từng được gia đình xin đưa về nhà chờ chết. Hiện bé đang được tiếp tục theo dõi và tập vật lý trị liệu.

Bé trai 6 tuổi xin về nhà chờ chết đã bất ngờ được cứu sống

12/06/2020, 19:31

Ngày 12.6, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đã cứu sống thành công bé trai 6 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu não, nhiễm trùng máu nguy kịch từng được gia đình xin đưa về nhà chờ chết. Hiện bé đang được tiếp tục theo dõi và tập vật lý trị liệu.

Gia đình bé trai N.M.T. (6 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) vui mừng khi cháu đã dần bình phục - Ảnh: P.V

Trẻ em đau bụng kéo dài, coi chừng bị viêm ruột thừa

Nắng nóng gay gắt, uống nhiều nước chanh, cam coi chừng nguy hiểm

Lột trắng da, thiếu nữ 17 tuổi bị lở loét, biến dạng khuôn mặt

Người nhà ký biên bản đưa con về nhà chờ chết

Sau khi bác sĩ giải thích cho gia đình tình trạng của bệnh nhi N.M.T. (6 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) rất nặng, khó qua khỏi trong vòng 24 giờ, chị P.P.T. (39 tuổi, mẹ bé T.) đã ngã quỵ trong cơn tuyệt vọng, và ký biên bản xin cho con về nhà chờ chết trong cơn đau đớn tột cùng. Chị T. ngồi bệt xuống sàn trong Khoa cấp cứu khóc nức nở, còn người cha thì tất bật đặt xe đưa con về.

Bé T. là con thứ 2 trong gia đình có cha là lao động tự do, mẹ là công nhân may. Bé mắc bệnh tim bẩm sinh đã được mổ chỉnh sửa tim 2 lần vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi do tình trạng thông liên thất và không có lỗ van động mạch phổi.

Ngày 6.5.2020 khi đang vui chơi, em bỗng ngã ngửa người ra sau, nôn ói và ngất lịm. Người nhà liền đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Tại đây bác sĩ phát hiện em ngoài vấn đề suy tim còn bị một số bệnh lý nguy hiểm khác, tình trạng vô cùng nguy kịch nên chuyển bé đến Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 vào chiều 7.5.

Bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi - người trực tiếp điều trị cho biết lúc đó bé T. trong tình trạng khá nặng, tri giác lơ mơ, yếu liệt nửa người bên phải. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, các bác sĩ ở đây chẩn đoán bé bị nhồi máu não diện rộng bán cầu phải giờ thứ 22, có tổn thương thân não, suy tim, viêm phổi.

Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định cho thở máy, chống phù não, tiêm thuốc vận mạch, kháng sinh chống nhiễm trùng, truyền hồng cầu lắng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi diễn tiến ngày càng xấu với tình trạng sốc nhiễm trùng, phù não khó kiểm soát, có nguy cơ tụt não. Bé có lúc mê sâu, đồng tử giãn.

Tiên lượng tình hình rất xấu của bệnh nhi, Khoa cấp cứu đã mời bác sĩ các chuyên khoa khác như: Hồi sức, tim mạch, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Gây mê… tiến hành hội chẩn. Các bác sĩ tiên lượng bệnh nhi rất xấu do suy tim phải nặng. Sau khi cân nhắc và xin ý kiến cấp trên, bác sĩ bác sĩ Ngoại thần kinh nhận thấy khả năng cứu sống bệnh nhi rất thấp nên quyết định không mở sọ giải áp.

Các bác sĩ đã giải thích tình trạng nặng, khó qua khỏi trong vòng 24 giờ của cháu bé với thân nhân và người nhà bệnh nhân đã ký biên bản xin cho con được về nhà chờ chết trong tuyệt vọng, đau đớn.

Thời khắc quyết định khi dùng mannitol để chống phù não

Trước tình hình đó, bác sĩ Khôi đã động viên người nhà để bé lại và hợp sức với bác sĩ Khoa tim mạch giành lại mạng sống cho bệnh nhân cũng như điều trị di chứng do nhồi máu mãu và nhiễm trùng huyết gây ra.

Hiện bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi và tập vật lý trị liệu - Ảnh: P.V

"Lúc đó tôi đã đến an ủi và chia sẻ với người mẹ, đồng thời kiểm tra, đánh giá lại tình trạng bệnh nhi một lần nữa. Tôi nhận định tình trạng bé khá nặng nhưng vẫn còn có thể cứu được vì bệnh nhi vẫn còn tri giác nên thuyết phục người nhà để con lại điều trị tiếp”, bác sĩ Khôi nói.

Bác sĩ Khôi cho biết ê kíp trực quyết định cố gắng giành giật mạng sống cho bệnh nhi, tiếp tục chống phù não tích cực theo phương pháp nội khoa. Lúc này, các bác sĩ chống phù não bằng natri ưu trương không được, vì natri máu quá cao, chỉ còn cách dùng thuốc mannitol. Nhưng dùng mannitol có nguy cơ gây sốc, tụt huyết áp.

“Sau ít giây cân nhắc, tôi quyết định vẫn dùng mannitol để chống phù não cho bệnh nhi. Kết quả tri giác cải thiện nhưng huyết áp giảm, các bác sĩ đã cho truyền dịch, chỉnh vận mạch, cuối cùng huyết áp cũng dần ổn định”, bác sĩ Khôi nhớ lại.

Sau thời điểm đó vài giờ, bé T. có cải thiện tri giác, đồng tử có khuynh hướng co lại. Sau đó vài ngày bệnh nhi giảm sốt, chân tay cử động, đáp ứng kích thích đau.

Ngày 14.5, bé mở mắt khi có người gọi và được chuyển xuống Phòng hồi sức của Khoa tim mạch để tiếp tục điều trị. Ngày 22.5, bé được cai máy thở, phần cơ thể bị liệt dần dần được cải thiện, bé có thể cử động chân tay, cầm nắm, ăn uống được, vận động cơ mặt đều hơn. Ngày 28.5, bé được chuyển ra giường ngoài để theo dõi và tập vật lý trị liệu tiếp.

Người nhà của bé vui mừng khôn xiết khi bé T. thoát khỏi bàn tay tử thần. Chị T. xúc động nói: “Những ngày đầu mới tỉnh dậy, con đã biết gọi cha mẹ, biết làm theo những gì cha mẹ yêu cầu, là điều mà chúng tôi không tưởng tượng nổi trong những ngày trước đó, khi con đang ở tình trạng thập tử nhất sinh tử. Đây là hạnh phúc rất lớn của gia đình chúng tôi”.

Đối với bác sĩ Khôi, người có quyết định ý nghĩa đến việc sống còn của bệnh nhi đã không khỏi xúc động chia sẻ: “Cháu T. là bệnh nhân rất nặng. Tại thời điểm khó khăn và quan trọng nhất là sau hội chẩn các khoa, người nhà đã ký hồ sơ xin cho bé về, tôi nhìn thấy sự đau buồn, những giọt nước mắt tiếc thương, bất lực của thân nhân, tôi quyết định phải làm điều gì đó. Thế là thuyết phục thân nhân để bé tiếp tục ở lại điều trị, giải thích rõ các nguy cơ của bệnh nhân và may mắn cha mẹ bé đã đồng ý. Những diễn tiến lâm sàng cải thiện dần vài giờ, vài ngày sau đó làm tôi rất vui, một cảm xúc khó tả. Đó là động lực để tôi gắn bó với nghề”.

Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm - người trực tiếp theo dõi bé từ Khoa cấp cứu đến Khoa tim mạch, cho biết từ trước đến giờ cũng gặp nhiều ca nặng, nhưng trường hợp bị phù não, tiên lượng tử vong sau 24 giờ mà lại có thể hồi phục thần kỳ như ca này thì đây là lần đầu tiên chứng kiến. “Khi thấy bé ngày càng hồi phục, cả Khoa cấp cứu ai cũng vui và phấn khởi. Đây cũng là kết quả của sự đồng lòng, hiệp lực của tập thể điều dưỡng, bác sĩ của Khoa cấp cứu và tim mạch trong nỗ lực giành lại sự sống của bệnh nhi", bác sĩ Trâm tâm sự.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé trai 6 tuổi xin về nhà chờ chết đã bất ngờ được cứu sống