Thấy tay nắm cửa bị hư, bé trai 12 tuổi thử đút ngón tay trỏ phải vào trong, không ngờ bị dính chặt luôn. Bệnh nhân phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu để phẫu thuật.

Bé trai 12 tuổi mang "hung thủ" đến bệnh viện giải cứu

Hồ Quang | 11/05/2021, 14:00

Thấy tay nắm cửa bị hư, bé trai 12 tuổi thử đút ngón tay trỏ phải vào trong, không ngờ bị dính chặt luôn. Bệnh nhân phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu để phẫu thuật.

Ngày 11.5, bác sĩ Trần Chí Khôi - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho hay ông và ê kíp vừa phẫu thuật lấy ra dị vật là một tay nắm cửa bị hư dính chặt vào ngón tay trỏ phải của bé trai 12 tuổi.

Theo bác sĩ Khôi, bé trai này là cháu T.N.M. (12 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) được người nhà chuyển đến Khoa cấp cứu trong tình trạng khá hy hữu là ngón tay trỏ phải dính chặt vào tay nắm cửa bằng inox bị hư.

be-trai-12-tuoi-mang-hung-thu-den-benh-vien-giai-cuu-hinh-anh(1).jpg
Ngón tay trỏ phải của bé trai T.N.M. (12 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) bị dính chặt vào tay nắm cửa được người nhà đưa đến bệnh viện giải cứu - Ảnh: H.K

Tại đây, các bác sĩ cố gắng đưa các dung dịch bôi trơn vào để thử rút ngón tay ra nhưng thất bại. “Sau khi dính vào tay nắm cửa bị hư, ngón tay trỏ phải của bé bị sưng phù, càng bị siết chặt, nên bé không chịu được cảm giác đau. Chúng tôi đã quyết định thực hiện phẫu thuật để lấy dị vật này ra”, bác sĩ Khôi nói.

Các bác sĩ nhận định, đây là tình huống rất nhạy cảm. Bởi việc can thiệp này là do bác sĩ thực hiện, chứ không phải là một thợ máy. Vì nếu bác sĩ thì không thể sử dụng phương tiện thông thường để xử lý.

Trước tình huống trên, ê kíp đã hội chẩn để đưa ra phương pháp tối ưu nhất trong điều kiện có thể. “Chúng tôi quyết định dùng máy cưa để phá tay nắm cửa bằng inox. Sau khoảng 15 phút toát mồ hôi, cuộc “giải phóng” ngón tay của bé ra khỏi tay nắm cửa đã thành công”, bác sĩ Khôi hồ hởi cho biết.

“Hiện tiên lượng sau ca xử lý này là tốt, vì không gây thêm tổn thương của bé” , bác sĩ Khôi cho biết thêm.

Theo người nhà, trước đó thấy tay nắm cửa ở nhà bị hư, bé M. nghịch đút thử ngón tay trỏ phải vào, nhưng không ngờ bị mắc kẹt luôn. Gia đình liền đưa bé đến trạm y tế địa phương để tháo ra, nhưng không xử lý được phải chuyển bé đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.

Bác sĩ Khôi cho biết trong trường hợp trên, nếu các bác sĩ chần chừ quá lâu, ngón tay trỏ phải trên ngày càng phù nề, tạo hiệu ứng garot, làm thiếu máu nuôi sẽ gây hoại tử ngón tay. Trong khi đó, nếu tháo theo phương pháp thông thường như tháo nhẫn sẽ khiến toàn bộ da cơ và gân của ngón tay bị tổn thương nghiêm trọng, dù có khâu lại cũng khó phục hồi chức năng.

Bài liên quan
TP.HCM: Bé trai 4 tuổi mắc sốt xuất huyết nguy kịch thoát chết sau 6 lần lọc máu
Sau 3 ngày sốt, bé trai 4 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, sốc kéo dài gây rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp, biến chứng suy đa cơ quan…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé trai 12 tuổi mang "hung thủ" đến bệnh viện giải cứu