Sáng nay (10.5), tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Vietnam Airlines (VNA), lãnh đạo VNA cho biết đường bay thẳng Việt - Mỹ không có tiềm năng lớn về lợi nhuận.

Bay thẳng đến Mỹ không phải 'mỏ' lợi nhuận

tuyetnhung | 10/05/2019, 18:17

Sáng nay (10.5), tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Vietnam Airlines (VNA), lãnh đạo VNA cho biết đường bay thẳng Việt - Mỹ không có tiềm năng lớn về lợi nhuận.

Mở đường bay thẳng tới Mỹ: Còn nhiều thách thức!

Tại Đại hội cổ đông, Tổng giám đốc VNA Dương Trí Thành cho biết Vừa qua Cục hàng không Mỹ (FAA) đã cấp chứng nhận hàng không CAT 1 cho Cục hàng không Việt Nam. Vietnam Airlines đã đáp ứng các tiêu chuẩn bay của Pháp, Đức... chỉ riêng với Mỹ là mất nhiều thời gian vì phía Mỹ không có nhân lực.

Ông Thành chia sẻ thêm: Tiêu chuẩn bay đến Mỹ rất khắt khe, đòi hỏi rất nhiều thủ tục. Chỉ cần website của VNA không có phần phục vụ người khiếm thính, khiếm thị đặt vé là bị phạt 30.000 USD.

"Tại sao các hãng hàng không Mỹ được cấp phép bay từ lâu rồi nhưng không bay? Delta Airlines và United Airlines đã thử bay thẳng Việt - Mỹ nhưng rồi nghỉ, đó là bởi đường bay thẳng Việt - Mỹ không có tiềm năng lớn về lợi nhuận", ông Thành nói.

Mặc dù đường bay thẳng Việt Nam - Mỹ được đánh giá là có nhiều tiềm năng nhưng để thực hiện được, những năm đầu hãng hàng không phải chịu lỗ lớn. Theo ông Thành, mở đường bay thẳng đến Mỹ phải dựa vào cạnh tranh chi phí, doanh thu có khả thi không?Nhiều hãng hàng không quốc tế bay thẳng đến Mỹ với giá vé cạnh tranh rất thấp, trong khi chi phí lại cao.

Do vậy, cần phải 5 - 10 năm hãng mới có thể khai thác hòa vốn đường bay này. Ước tính, mức lỗ có thể hơn 30 triệu USD trong những năm đầu khai thác.

Hiện mỗi năm có khoảng 30.000 du học sinh Việt Nam sang Mỹ du học và hàng triệu Việt kiều thường xuyên qua lại thăm thân. Theo đó, việc bay thẳng đến Mỹ từ Việt Nam được xem là có nhiều cơ hội, tiềm năng nếu tận dụng tốt.

Theo kế hoạch phát triển đội bay giai đoạn 2021-2025 của Vietnam Airlines (bao gồm Jetstar Pacific Airlines), quymô đội tàu đến năm 2025 dự kiến đạt 135 - 177 chiếc, trong đó đội tàu bay thân hẹp đạt khoảng 95 - 120 chiếc.

Theo các hợp đồng thuê, mua và kế hoạch bán tàu bay hiện tại, số lượng tàu bay thân hẹpsẽ hết thời hạn thuê, bán thanh lýtrong giai đoạn 2021-2025 là 26 chiếc. Số lượng tàu thân hẹp cần bổ sung trong giai đoạn 2021-2025 là từ 50 đến 75 chiếc tùy thuộc vào mức tăng trưởng của thị trường.

VNA cũng dự kiến đặt hàng chắc chắn mua 50 chiếc có lịch giao từ 2021 đến 2025, và đặt hàng có lựa chọn mua thêm 50 chiếc nữa với lịch giao linh hoạt.

Tổng mức đầu tư dự kiến cho 50 tàu bay cùng 10 động cơ treo trên cánh là trên 3.763 triệu USD (tương đương khoảng 83.000 tỉ đồng), trong đó nguồn vốn huy động chiếm 36% (tức 1.354 triệu USD), vốn chủ sở hữu chiếm 12,62% (tức 475 triệu USD), nguồn chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm chiếm 51,38% (tức gần 1.934 triệu USD).

Ngoài ra, VNA cũng có kế hoạch bán 5 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2004-2005, giá trị sổ sách từ 3 đến 9 triệu USD.

Khoản lỗ lũykế 4.000 tỉ của Jetstar?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua chính là khoản lỗ lũykế 4.000 tỉ đồng tại Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific - do VNA nắm cổ phần chi phối.

Chủ tịch HĐQT VNA Phạm Ngọc Minh lần đầu lên tiếng cho biết khi VNA mới nhận Jetstar về, hãng này có lỗ lũy kế 2.400 tỉ đồng, cộng dồn đến thời điểm hiện tại là 4.000 tỉ đồng.

Ông Minh nhấn mạnh: "Lỗ lũy kế của Jetstar Pacific đã được xử lýdứt điểm. Khi Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu IPO lên sàn, kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước đã vào kiểm tra và xác định Vietnam Airlines đã xử lýxong khoản lỗ này.

Từ đó đến nay, Jetstar lỗ năm nào thì Vietnam Airlines có trích lập dứt điểm năm đó, rất minh bạch. Nói cách khác, lợi ích của cổ đông hiện tại và tương lai không bị ảnh hưởng".

Tổng Giám đốc Dương Trí Thành cho biết, từ khi tiếp nhận Jetstar Pacific, quá trình tái cơ cấu hãng này là một chặng đường gian nan. Jetstar thành lập năm 1991, tới năm 2012 hãng này năm nào cũng lỗ. Khi về VNA, lỗ giảm dần, tới năm 2014 có lãi 8 tỉ đồng, năm 2015 lãi 112 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm 2016 lại lâm vào khó khăn do tình hình khu vực, nên lỗ; tới hết năm 2018 đã lãi 34 tỉ đồng.

"Tình hình tài chính của Jetstar đang được cải thiện và có tương lai. Hiện Jetstar Pacific có 2 cổ đông lớn là Vietnam Airlines nắm giữ 68,85% cổ phần, Tập đoàn Qantas - Úc nắm 27% cổ phần. Năm 2018, hãng này đạt doanh thu hơn 9.310 tỉ đồng và có lãi", ông Thành nói.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bay thẳng đến Mỹ không phải 'mỏ' lợi nhuận