Đoạn clip ghi lại hình ảnh bầy cá hề hợp sức với nhau để di chuyển mảnh vỏ dừa lớn gấp ba lần kích thước cơ thể về làm tổ.

Bầy cá hề hợp sức mang vỏ dừa về làm tổ

Long Hải | 14/11/2017, 08:38

Đoạn clip ghi lại hình ảnh bầy cá hề hợp sức với nhau để di chuyển mảnh vỏ dừa lớn gấp ba lần kích thước cơ thể về làm tổ.

Cảnh tượng các concá hề phối hợp với nhau di chuyển mảnh vỏ dừa đãlọt vào ống kính các nhà làm phim của chương trình"Blue Planet II" của BBC. Hình ảnh trong clip cho thấy con cá hề đựchuých vào vỏ dừa để đưa nó về ngôi nhà hải quỳ làm tổ. Ngay lập tức, cá hề cái cùng đàn cá nhỏ cũngtham gia giúp đỡ. Khi đến nơi, cá hề đực điều chỉnh lại một chút và gài chiếc vỏ dừa vào bên dưới hải quỳ, tạo thành địa điểm lý tưởng cho con cái đẻ trứng.

Cá hề sống ở các vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là loài ăn tạp và có thể ăn những thức ăn không tiêu hóa từ vật chủ hải quỳ. Cá hề và hải quỳ biển có mối quan hệ cộng sinh. Hải quỳ biển bảo vệ cá hề khỏi kẻ thù, cũng như cung cấp thức ăn qua phần dư thừa bỏ lại từ những bữa ăn của hải quỳ và thỉnh thoảng là các xúc tu quỳ đã chết. Đổi lại, cá hề bảo vệ hải quỳ khỏi những kẻ thù của nó như ký sinh trùng.

Cá hề đẻ trứng trên bất kỳbề mặt phẳng nào gần vật chủ hải quỳ. Tùy theo loài, cá hề có thể đẻ tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả trứng. Con đực bảo vệ trứng cho đến khi chúng nở khoảng 6 đến 10ngày sau đó. Sau khi trứng nở, cá hề sống ở ngoài biển khơi 10 - 20 ngày, có thể do bị các dòng hải lưu cuốn ra, nhưng chúng vẫn có thể tìm đường để trở lại răng san hô nơi chúng ra đời.

Nguồn video: BBC
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bầy cá hề hợp sức mang vỏ dừa về làm tổ