Sáng 29.6, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản lý Dự án (QLDA) Mỹ Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức lễ khởi công khai thác cát biển trên vùng biển tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu đưa cát về phục vụ các dự án theo kế hoạch.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Bắt đầu khai thác cát biển đắp nền cao tốc ở ĐBSCL

V.K.K - Lương Xuân Cao 29/06/2024 12:13

Sáng 29.6, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ban Quản lý Dự án (QLDA) Mỹ Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C tổ chức lễ khởi công khai thác cát biển trên vùng biển tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu đưa cát về phục vụ các dự án theo kế hoạch.

cat-st-3.jpg
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và đại diện công ty khai thác cát biển khảo sát hiện trường - Ảnh: L.X.C

Trước đó, ngày 28.6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-BTNMT về việc giao quyền sử dụng khu vực biển thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đơn vị thi công để khai thác cát biển, phục vụ thi công dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Theo kế hoạch, ngày 29.6, nhà thầu sẽ tổ chức khai thác và dự kiến đến ngày 1.7 sẽ thi công thí điểm đắp nền đường bằng cát biển.

cat-st-1.jpg
Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn chỉ đạo trực tiếp ngày đầu khai thác cát biển - Ảnh: L.X.C

Cụ thể, phạm vi thi công thí điểm mở rộng được lựa chọn từ Km81+000 đến hết phạm vi tuyến chính tại Km126+223 (thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) và từ Km6+522 đến Km16+510 đoạn tuyến nối Cà Mau (thuộc địa bàn các huyện Thời Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau).

cat-st-2.jpg
Hiện trường khai thác cát biển - Ảnh: L.X.C

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh: "Đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL. Đề nghị Ban QLDA Mỹ Thuận, nhà thầu thi công tổ chức quản lý, khai thác, vận chuyển tuân thủ các nội dung quy định tại Bản xác nhận đã được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp, các yêu cầu tại Quyết định số 1746/QĐ-BTNMT và các quy định pháp luật liên quan trong suốt quá trình khai thác, sau khi kết thúc hoạt động khai thác và đảm bảo an toàn hàng hải, đường thủy trên các tuyến vận chuyển, bảo vệ môi trường".

cat-st-5.jpg
Những chiếc tàu khai thác cát biển tại Sóc Trăng - Ảnh: L.X.C

Theo Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, đơn vị khai thác cát bằng cách cho các vòi hút của các tàu rùa chạy dài trên mặt cát dưới đáy biển. Phương pháp khai thác trải dài này không tạo hố sâu nên không dẫn đến việc xói lở.

“Với 6 triệu mét khối cát cần khai thác, đơn vị sẽ thi công trong 6 tháng. Công suất đăng ký từ 35.000-50.000m3/ngày được tính toán từ nhu cầu, tiến độ cấp cát về các dự án công ty sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật”, ông Đỗ Minh Châu - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C cho hay.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết sau ngày 1.7 sẽ vận chuyển cát biển đến công trường để thi công thí điểm đoạn tuyến cao tốc đi qua các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Từ nay, việc khai thác và sử dụng cát biển sẽ mở ra thời kỳ mới trong xây dựng công trình giao thông.

Bài liên quan
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tiến độ thi công cao tốc tại Sóc Trăng
Trong chuyến khảo sát tiến độ thi công các tuyến cao tốc trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 20.11, đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thi công dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắt đầu khai thác cát biển đắp nền cao tốc ở ĐBSCL