Bất chấp giai đoạn khó khăn từ đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về thu nhập bình quân đầu người từ năm 2020 đến năm 2021.

Bất chấp COVID-19, GDP đầu người của Việt Nam vẫn tăng ấn tượng

Tuyết Nhung | 26/11/2022, 17:45

Bất chấp giai đoạn khó khăn từ đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về thu nhập bình quân đầu người từ năm 2020 đến năm 2021.

Trong bài viết phân tích toàn diện về thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) của Việt Nam, trang Forbes cho biết, GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam tính đến năm 2021 là 3.694,02 USD. Việt Nam là một trong số ít quốc gia vượt qua tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.

Trước lúc đại dịch COVID-19 xảy ra là năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, tăng lên 3.526,27 USD vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên 3.694,02 USD năm 2021. Thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khoảng năm 2005.

Từ năm 2020 đến 2021, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1,72% (tính theo tỷ giá đồng USD thời điểm hiện tại).

Tính theo USD, từ năm 2006-2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần 371%, tăng gần gấp 5 lần. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng 371% tương đương GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 5 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đầy ấn tượng này càng có ý nghĩa hơn khi xem xét kỹ hơn quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong cùng giai đoạn kể từ năm 2006.

Forbes cho rằng, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam phần lớn là do nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng. Theo Đài quan sát Phức hợp Kinh tế (OEC), trong 20 năm qua, Việt Nam đã tăng từ vị trí 83 lên vị trí 61 trong bảng xếp hạng Chỉ số Phức hợp Kinh tế (ECI), chỉ số đánh giá sự đa dạng và tinh vi về năng lực sản xuất thể hiện trong hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia.

Xếp hạng mức độ phức tạp về kinh tế của Việt Nam tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng như Campuchia (xếp thứ 102) hay Lào (104). Năm 2017, mức độ phức tạp về kinh tế của Việt Nam cũng đã vượt qua Indonesia và duy trì ở trên kể từ đó.

Thậm chí khi phân tích GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo giá trị đồng USD năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn rất ấn tượng. Tính theo giá trị đồng USD năm 2015, GDP bình quân đầu người năm 2006 của Việt Nam là 1.650,63 USD thì năm 2021 là 3.373,08 USD, tương đương tăng 104,4% trong 15 năm.

"Nhìn chung Việt Nam có tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng nhất trong các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh sự năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của nước này trong những năm qua", Forbes đánh giá.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới", Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên thành trở thành nước có thu nhập trung bình và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nhận định tình hình thế giới năm 2023 có thể diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, Chính phủ dự báo tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%... Các giải pháp tập trung gồm tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bài liên quan
VEPR dự báo 3 kịch bản cho kinh tế 2022, thấp nhất là GDP tăng 5,7%
Tại hội thảo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp COVID-19, GDP đầu người của Việt Nam vẫn tăng ấn tượng