Trung Quốc thường xuyên chỉ trích Mỹ can dự vào vấn đề tranh chấp biển Đông với chính sách tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương. Bởi thế sau khi Mỹ và Ấn Độ cùng ký kết Thỏa thuận trao đổi hậu cần vào ngày 29.8, tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng bài "nắn gân" Ấn Độ.
Trong khuôn khổchuyến thăm Mỹ kéo dài 3 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar, ngày 29.8 (giờ địa phương),hai bênMỹ và Ấn Độ đã ký kết Thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) cho phép quân đội hai nước sử dụng căn cứ quân sự và dịch vụ hậu cần của nhau.
DọaẤn Độ sẽ gặp rắc rối
Sau đó,Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng bài xã luậnđánh giá Thỏa thuận trao đổi hậu cần dùlà “một bước nhảy vọt” trong hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn nhưng thỏa thuậnsẽ chỉ đem lại cho Ấn Độ “nhiều rắc rối chiến lược”.
Thời Báo Hoàn Cầu cho rằng thỏa thuận này không cho thấy Ấn Độ đã thay đổi chiến lược cân bằng “thận trọng”, đã mất đi “trạng thái độc lập về mặt chiến lược” để trở thành “kẻ ăntheo” chính quyền Washington.
Tại cuộc họp báo ngày 29.8,Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (trái) và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar thông báo hai bênđã ký kết Thỏa thuận trao đổi hậu cần - Ảnh: Quint
Thời Báo Hoàn Cầucònlên giọngrằngnếu vội vàng tay bắt mặt mừnggia nhập hệ thống đồng minh với Mỹ, Ấn Độ sẽ gâymếchlòng Trung Quốc, Pakistan (nước láng giềng có xung đột với Ấn Độ) vàthậm chí Nga.
Báo nàyhăm dọaquan hệ đồng minh Ấn Độ-Mỹkhông làm Ấn Độ trở nênan toàn hơn mà chỉ mang đến nhiều rắc rối chiến lược và biếnẤn Độ trở thành trung tâm của cuộc ganh đua địa chính trị ở châu Á.
Ngoài ra, Thời Báo Hoàn Cầu cũng bày tỏ phản ứng với chính sách xoay trục hay tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dươngcủa Mỹ mà Trung Quốc luôn xem là chiến lược ngăn chặn khi nhận xét: "Washington đã cố tình lôi kéo New Dehli trở thành đồng minh với mục đích gây áp lực về mặt địa-chính trị với Trung Quốc”.
Trung Quốc muốnẤn Độ cân bằngchiến lược
Báo Trung Quốc chorằng vì không liên minh với ai, Ấn Độ trong những năm gần đây đãđược Mỹ, Trung Quốclẫn Nga xem trọng. Thời điểm hiện tại có thể xem là thời gian mà Ấn Độ cảm thấy “dễ chịu nhất” và có nhiều lựa chọn nhất. Thấy được ưu thế mà trạng thái “không liên minh” đem lại, nên chính quyền New Dehli vẫn luôn lạnh nhạt khi Nhật đề cập đến “liên minh bộ tứ” Mỹ-Nhật-Úc-Ấn.
Từ đó, báo đánh giá“vì vậyẤn Độ đừng nênnghiêng về phía Mỹ vì điều này làm tổn thương lòng tự trọng của Ấn Độ. Quan trọng hơn, Ấn Độ có thể đạt được nhiều lợi ích chiến lược hơn khi thực hiện chiến lược cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Thay vì tham gia vào bất cứ khối nào, Ấn Độ sẽ có lợi từ “vận hành chiến lược”, Thời Báo Hoàn Cầu đề xuất.
Ngoài ra, báo cũng khẳng định: “Vì Trung Quốc không tiến hành bành trướngở khu vực, những bố trí củaMỹ ở châu Á sẽ chỉ là vô ích. Lĩnh vực cạnh tranh chính của Mỹ và Trung Quốc là kinh tế. Khi Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh, thìđộngtháitriển khai chiến lược củaMỹ sẽ chẳng đi về đâu”.
Chính quyền của Thủ tướngModi đang cố nghiêng về Mỹ
Theo báo Trung Quốc, trước nayẤn Độ đã thực hiện nguyên tắc không liên kết ngay từ khi giành được độc lập và nguyên tắc này được giới tinh hoa Ấn Độ ủng hộ.
Còn bây giờ,“có thể chính quyền củaông Modi (thủ tướng Ấn Độ)đang cố gắng làm ngược lại khi nghiêng về phía Mỹ bằng việc ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần. Nhưng quan hệ Mỹ-Ấn có thể thân đến mức nào và giá trị về mặt địa-chính trị của quan hệ này lớn bao nhiêu thì vẫn là một nghi vấn”.
Trên cơ sở những lập luận trên, Thời Báo Hoàn Cầu đưa rakết luận: “Khó khăn lắm mới thoát khỏi chủ nghĩa thực dân Anh nên Ấn Độ đặc biệt coi trọng độc lập và chủ quyền. Ấn Độ xem bản thân là nước lớn và đang phát triển theo con đường của một quốc gia mới nổi. Ấn Độ đặc biệt xem trọng an ninh quốc gia vì nước này cho rằng đây là một trong những điều kiện cần thiết để thành nước lớn chứ không phải vì nước này đang phải đối mặt với biến động và cần dựa vào Mỹ”.
Cẩm Bình (theo India Today)