Báo Nikkei Asian Review cho biết, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tận dụng cơ hội qua Việt Nam trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để nghiên cứu kỹ mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, với chính sách Đổi mới chào đón đầu tư nước ngoài trong khi vẫn duy trì sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Việt Namhiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, tăng trưởng năm ngoái vừa đạt 7,08%.
Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, nhưng giữa Việt Nam với cường quốc châu Á này vẫn còn xung đột về lãnh thổ trên Biển Đông. Việt Nam đã đa phương hóa quan hệ đối ngoại,trong đó có tăng cường quan hệ với Mỹ. Trong khi đó thì Triều Tiêntiếp tục cần đến Trung Quốc cho phát triển kinh tế.
Theo Nikkei Asian Review, bức tranh địa chính trị như vậy khiến nhà lãnh đạo Kim chú ý đến mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Ông dự kiến đến thăm một số địa điểm, chẳng hạn như các nhà máy.
Nếu chấp nhận cho đầu tư nước ngoài vào, Triều Tiên có thể phải xem xét nới lỏng kiểm soát thông tin cũng như thực hiện nhiều biện pháp cải cáchkhác.
Việt Nam có cơ chế đảm bảo tránh tập trung quyền lực vào một cá nhân. Giới chức nước này không ngăn chặn dòng thông tin một cách quá đáng, đổi lại tăng trưởng kinh tế củng cố cho sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Trong khi đó,Triều Tiên không có dấu hiệu sẵn sàng phân tán quyền lực hay nới lỏng kiểm soát thông tin, vì vậy cải cách đối với Triều Tiên có thể sẽ khó khăn hơn.
Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)