Trong khoảnh khắc gặp lại tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến về phía nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un với lòng bàn tay hướng lên. Cả hai bắt tay nhau rồi cùng quay lại đối mặt ống kính.

Ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 28/02/2019, 11:38

Trong khoảnh khắc gặp lại tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến về phía nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un với lòng bàn tay hướng lên. Cả hai bắt tay nhau rồi cùng quay lại đối mặt ống kính.

Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Allan Pease (Úc) đánh giá: “Hai ông đều nỗ lực cho thấy mối quan hệ giữa họ đã cải thiện kể từ lần gặp trước. Sự phản chiếu khá mạnh mẽ”.

Khái niệm “phản chiếu” chỉ việc một người bắt chước ngôn ngữ cơ thể của nhau để khiến đối phương cảm thấy thoải mái.

Màn chào hỏi tại Hà Nội khác xa thời điểm gặp gỡ tại Singapore. Lúc đó cả hai đều muốn thể hiện phẩm chất chỉ huy thông qua cách bắt tay mạnh mẽ, nhưng lần này Tổng thống Trump chào đón với lòng bàn tay hướng lên - thể hiện cách tiếp cận cởi mở, hòa giải hơn.

Theo chuyên gia Karen Leong (Singapore): “Tổng thống Trump muốn xây dựng quan hệ. Ông ấy không đến đây (Hà Nội) để làm kẻ bắt nạt”.

Tổng thống Trump chào đón nhà lãnh đạo Kim với lòng bàn tay hướng lên - Ảnh: Business Insider

Chuyên gia Leong cũng nhận xét nhà lãnh đạo Kim trông tự tin hẳn so với ở hội nghị thượng đỉnh năm ngoái.

“Ông Kim bước nhanh hơn về phía Tổng thống Trump, cánh tay đưa ra xa hơn. Điều này thể hiện sự quen thuộc”, chuyên gia Leong phân tích.

Nhà ngôn ngữ cơ thể Kim Hyung-hee lại cho rằng khi bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên, người đứng đầu nước Mỹ dường như “chú ý” hơn một chút so với lúc bắt tay các nhà lãnh đạo khác.

Tuy vậy, vẫn xuất hiện dấu hiệu căng thẳng khi hai ông ngồi xuống. Chuyên gia Pease lưu ý rằng Tổng thống Trump vẫn ngồi với tư thế như từ trước đến nay với bàn tay chắp hình tam giác ngược, nhưng có nhíu mày. Trong khi đó thì nhà lãnh đạo Kim siết chặt ngón tay - thể hiện tâm trạng thất vọng và tự kiềm chế.

Hai nhà lãnh đạo lúc ngồi trò chuyện - Ảnh: Internet

Nhà Trắng cấm 4 đơn vị truyền thông đưa tin tiệc tối giữa hai nhà lãnh đạo

Liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Nhà Trắng hôm 27.2 đã không cho nhà báo của Reuters, AP, Bloomberg The Los Angeles Times đưa tin bữa tiệc tối giữa Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Kim.

Họ nằm trong đoàn báo chí Nhà Trắng, được phép đưa tin về Tổng thống Mỹ tại bất cứ nơi nào ông có mặt. Trong ngày 27.2, các nhà báo đặt nhiều câu hỏi về hội nghị thượng đỉnh cũng như chuyện cựu luật sư Michael Cohen của ông Trump điều trần trước Hạ viện.

Người phát ngôn Sarah Sanders của Nhà Trắng lý giải động thái trên: “Vì những cuộc họp trước mang tính chất nhạy cảm nên chúng tôi phải giới hạn số lượng đoàn báo chí đưa tin tiệc tối, tuy vậy vẫn đảm bảo đại diện cho các phương tiện truyền thông đều góp mặt”.

“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đàm phán những vấn đề liên quan đến hội nghị thượng đỉnh và sẽ luôn cố gắng để truyền thông Mỹ có thể tiếp cận”, theo người phát ngôn Sanders.

4 đơn vị truyền thông bị cấm đều lên tiếng phản đối. Họ chỉ trích Nhà Trắng không đảm bảo quyền được biết hoạt động của Tổng thống của công dân Mỹ.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều