Bảo mật dữ liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu, có tính cấp thiết trong toàn ngành, đặc biệt là trong thời gian chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Bảo mật dữ liệu - sự cấp thiết trong quá trình chuyển đổi số

Thu Anh | 02/12/2020, 18:30

Bảo mật dữ liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu, có tính cấp thiết trong toàn ngành, đặc biệt là trong thời gian chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Chiều 2.12 tại Hà Nội, chuyên đề “Bảo mật dữ liệu số và chia sẻ dữ liệu an toàn” được diễn tra trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2020 do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) tổ chức.

Thiếu tướng Phạm Việt Trung - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) cho biết sự phát triển của KH-CN là động lực cho phát triển kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. CMCN 4.0 với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã thay đổi các phương thức từ thủ công truyền thống sang những loại hình công nghiệp mới với các công nghệ hiện đại như Big Data, IoT..., việc chuyển đổi số diễn ra ở phạm vi rộng, đa ngành, các cơ quan ban ngành của Chính phủ đến cấp doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, bảo đảm tính thuận tiện.

129013766_251299123079248_8846649779388258400_n.jpg
Thiếu tướng Phạm Việt Trung phát biểu tại Hội thảo chuyên đề - Ảnh: T.A

Ngoài ra, tự động hóa mang lại hiệu quả cao, đảm bảo tính minh bạch, tối ưu hóa năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, Thiếu tướng Phạm Việt Trung nhấn mạnh cốt lõi của chuyển đổi số là dữ liệu - tài sản vô giá của các cơ quan, doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn tài nguyên mà các tội phạm an ninh mạng quan tâm; vì vậy, việc chủ động phòng ngừa, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này là vấn đề then chốt mà các cơ quan, doanh nghiệp cần phải tập trung. 

Theo Thiếu tướng Trung, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ và chuyển đổi số, vấn đề an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu trở thành chủ đề nóng của những người trong giới chuyên môn an toàn thông tin. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, vấn đề liên quan đến rò rỉ, thất thoát thông tin, tấn công mạng đang trở nên phổ biến; do vậy, bảo mật dữ liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu, có tính cấp thiết trong toàn ngành, đặc biệt là trong thời gian chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Ưu tiên sự an toàn cho người sử dụng

Liên quan đến giải pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội, ông Nguyễn Lâm Thanh (Đại diện TikTok tại Việt Nam) cho biết đối với TikTok, tính năng nổi bật là dùng công nghệ để đảm bảo những nội dung của người dùng sẽ được cá nhân hóa. Trong đó, người dùng được phục vụ những nội dung khác nhau, đảm bảo sự phù hợp với người dùng... 

128259154_240362387523789_7334571791315586996_n.jpg
Ông Nguyễn Lâm Thanh (Đại diện TikTok tại Việt Nam) - Ảnh: T.A

Tuy nhiên, đại diện TikTok tại Việt Nam khẳng định việc bảo vệ người dùng được ưu tiên hàng đầu. Để làm được việc này, TikTok đã xây dựng trên 3 yếu tố, gồm điều khoản sử dụng dịch vụ và tiêu chuẩn cộng đồng (khi đưa vào Việt Nam được nội địa hóa); công nghệ (các hệ thống tự động, video được tiền kiểm định...) và con người; những chiến dịch, chương trình hợp tác hướng đến nâng cao nhận thức và an toàn mạng cho người dùng. 

Đặc biệt, đại diện TikTok tại Việt Nam cũng giới thiệu một số tính năng về quản lý an toàn, vô hiệu hóa tin nhắn đối với người dùng dưới 16 tuổi như kiểm soát tin nhắn, kiểm soát nội dung, kiểm soát bình luận, bộ lọc bình luận và tính năng báo cáo.

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các em nhỏ dưới 16 tuổi và hiện TikTok đã có chức năng Gia đình thông minh cho phép phụ huynh có thể kiểm soát con cái trên môi trường TikTok như kiểm soát tin nhắn, chế độ hạn chế... giúp bảo vệ trẻ em tốt nhất”, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết. 

Trước đó, theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Do vậy, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng, xây dựng một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho rằng các doanh nghiệp an toàn an ninh mạng phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT phải được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

"Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh mạng làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực an toàn an ninh mạng, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau", ông Hùng nhấn mạnh.

Bài liên quan
Sự kiện Security Bootcamp 2020 cho chuyên gia cả nước chia sẻ kinh nghiệm về an toàn thông tin
Sự kiện Security Bootcamp 2020 được tổ chức tại tỉnh Phú Yên từ ngày 27 - 29.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo mật dữ liệu - sự cấp thiết trong quá trình chuyển đổi số