Tỏi An Thịnh có thân và củ có màu tía, để khô có màu kem nhạt; trong khi đó, người Lý Sơn trồng giống tỏi trắng, có màu trắng vôi, thịt củ màu trắng ngà có sắc xanh đặc trưng.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho tỏi ‘Lý Sơn’ Quảng Ngãi và ‘An Thịnh’ Bắc Ninh

30/07/2020, 20:19

Tỏi An Thịnh có thân và củ có màu tía, để khô có màu kem nhạt; trong khi đó, người Lý Sơn trồng giống tỏi trắng, có màu trắng vôi, thịt củ màu trắng ngà có sắc xanh đặc trưng.

Sản phẩm tỏi Lý Sơn - Ảnh: Cục SHTT

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tỏi An Thịnh – sản phẩm đầu tiên ở Bắc Ninh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; đồng thời cũng cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tỏi “Lý Sơn”.

Quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tỏi An Thịnh được UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai từ năm 2018. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ giúp người dân nơi đây mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng, danh tiếng cho sản phẩm.

Được biết, tỏi An Thịnh có thân và củ có màu tía, để khô có màu kem nhạt; trọng lượng từ 13 – 15 g/củ; vỏ củ mỏng; rễ củ ngắn. Củ rất chắc với số lượng tép tỏi từ 6 - 15 tép/củ. Tỷ lệ phần ăn được từ 92 – 95% và có mùi thơm đặc trưng, cay nồng.

Sản phẩm tỏi An Thịnh

Về mặt chất lượng, tỏi An Thịnh có hàm lượng Allicin từ 6,01 - 15,67 mg/g; hàm lượng tro thô từ 0,8 - 1,24%; hàm lượng Polyphenl tổng số từ 595,15 - 755,00 mg/kg; hàm lượng Selenium từ 648,15 - 763,60 mg/kg; hàm lượng chất khô hòa tan (độ Brix) từ 21,00 - 31,80%; hàm lượng vitamin C từ 90,45 - 136,72 mg/kg; hàm lượng dầu bay hơi từ 0,77 – 0,83%; hàm lượng hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay hơi từ 0,53 – 0,61%.

Nhờ các bí quyết canh tác truyền thống của người dân như sử dụng giống bản địa, lựa chọn giống và bảo quản giống tốt, bón phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, canh tác bằng phương pháp thủ công và kinh nghiệm bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũng đã góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của sản phẩm tỏi An Thịnh.

Trong khi đó, người Lý Sơn trồng giống tỏi trắng, có màu trắng vôi, thịt củ màu trắng ngà có sắc xanh đặc trưng, mùi thơm dịu, vị cay dịu nhẹ, có vị ngọt. Sản phẩm tỏi được trồng ở đây có 2 dạng về hình thái củ (tỏi nhiều tép thường có trên 3 tép và tỏi ít tép thường có từ 1 – 3 tép, được gọi là “tỏi cô đơn” Lý Sơn).

Cụ thể, tỏi nhiều tép có trọng lượng củ từ 2,5 - 20 gam/củ, chiều cao củ từ 18 - 35 mm, đường kính củ từ 15 - 37,5 mm. Tỏi cô đơn có trọng lượng củ từ 0,4 - 4,3 gam/củ, chiều cao củ từ 16 - 28 mm, đường kính củ từ 6,5 - 19 mm.

Tỏi Lý Sơn có độ ẩm từ 57,71 - 69,31 (% khối lượng), hàm lượng tro tổng số từ 1,41 - 2,70 (% khối lượng chất khô), hàm lượng tro không tan trong axit từ 0,04 - 0,18 (% khối lượng chất khô), hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ bay hơi 0,14 - 0,22 (% khối lượng chất khô), hàm lượng chất chiết tan trong nước lạnh từ 54,96 - 84,35 (% khối lượng chất khô), hàm lượng Allicin từ 54,26 - 133,10 (mg/kg), hàm lượng Kali từ 348,0 - 371,0 (mg/100g)…

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho tỏi ‘Lý Sơn’ Quảng Ngãi và ‘An Thịnh’ Bắc Ninh