Giới truyền thông nước ngoài đã đưa nhiều thông tin sau khi tham dự cuộc họp báo do chính phủ Việt Nam tổ chức chiều ngày 30.6 để công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung hồi đầu tháng 4.

Báo chí nước ngoài nói gì sau khi Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết?

Trung Trực | 01/07/2016, 11:57

Giới truyền thông nước ngoài đã đưa nhiều thông tin sau khi tham dự cuộc họp báo do chính phủ Việt Nam tổ chức chiều ngày 30.6 để công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung hồi đầu tháng 4.

Trang Quartz (Mỹ) ghi nhận:"Sau nhiều tháng chờ đợi, Việt Nam cuối cùng cũng đãcó lời giải thích về bí ẩn cá chết hàng loạt hồi đầu tháng 4.2016 và kéo dài 2 tuần, gây tổn hại cho ngành ngư nghiệp địa phương".

Như một số người đã nghi ngờ, nguyên nhân chínhlà nhà máy thép mới xây của Đài Loan gây ô nhiễmtheo thông báo củaBộ trưởng-Chủ nhiệm VPCPMai Tiến Dũng tạicuộc họp báo chiều 30.6.

Trang tin nàynêu hiếm khi có việc quân đội của một quốc gia được triển khai để chôn hàng tấn cá chết như ởViệt Nam sau khi các nhà nghiên cứu củachính phủ xác định “yếu tố độc hại” là nguyên nhân cá chết hàng loạtdọc 200 km bờ biển Bắc Trung bộ Việt Nam cùng tại các trại nuôi cá, tôm lân cận.

Quartz ghi nhậnnghề cá và du lịch miền Trung Việt Nam gánhchịu tổn thất nặng nềvì thảm họa môi trường này, đồng thời thảm họa này đãgóp phần làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm 2016.

Nghề cá chiếm từ 4% đến 5 % GDP của Việt Nam, sử dụng hơn 4 triệu lao động. Công nghiệp hải sản Việt Nam có giá trị xuất khẩu 7 tỉ USD/năm.

Trang tin này nêu Việt Nam đang tăng cường thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào sản xuất. Các tập đoàn như LG, Samsung và Panasonic tìm nguồn lao động với mứclương thấp hơn so với Trung Quốc vàsử dụng nguồn lao động này vào hoạt động lắp ráp linh kiện. Trong khi đó,nguy cơ ô nhiễm môi trường lạiđang tăng cao.

Quartzđưa tin: “Từ đầu tháng 5, chính phủ Việt Nam cùng các chuyên gia quốc tế đãmở cuộc điều tra nguyên nhân chính xác của ô nhiễm môitrường khiến cá chết hàng loạt vàhứa sẽ công bố kết quả vào cuối tháng 6.

Ngay sau vụ cá chết hàng loạt, dư luận Việt Nam hướng nghi ngờ vào nhà máy thép mới trong khu vực của Công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh, chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa ở Đài Loan.Nhà máy ở Hà Tĩnh có tuyến ống xả thải dẫn ra biển. Ngư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy dòng nước đỏ chảy từ tuyến ống này trước khi cá chết hàng loạt”.

Quartz đưa tin gần đây, các nghị sĩ Đài Loan đãkêu gọi chính quyền xứ đảo này lưu ý thảm họa cá chết hàng loạt ở Việt Nam do Formosa gây racó thể cản trở chính sách quảng bá đầu tư vào Đông Nam Á của nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Chính sách này nhằm kéo giảm việc kinh tế Đài Loan lệ thuộc vàoTrung Quốc.

Trong khi đó, sau vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam, đã có ý kiến ởMỹ kêu gọi Cục Quản lý thực phẩm vàdược phẩm Mỹ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra các loại hải sản từ Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ.

Cuối tháng 4.2016, Công ty gang thép Formosa ra tuyên bố “bị bất ngờ sâu sắc và lấy làm tiếc” vềviệc cá chết hàng loạt vànhắc việc đã chi 45 triệu USD để nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cho dự án nhà máy thép trị giá 10,6 tỉ USD. Đây là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam.

Đến ngày 30.6, trong thư gửi cácnhân viên, chủ tịchCông ty gang thép Formosa thừa nhận: “Chúng tôi tôn trọng kết quả điều tra của chính phủ Việt Nam và đang hợp tác với chính quyền để xử lý vàkhắc phục hậu quả”.

Quartz nêu trong cuộc họp báo, người phát ngôn của chính phủ Việt Nam nói Formosa sẽ bồi thường 500 triệu USD và chiếu video hình ảnh chủ tịch công ty xin lỗi, bày tỏ hối tiếc về thảm họa cá chết hàng loạt.

Trang tin này nhắc lạitrong quá khứ, Tập đoàn nhựa Formosa đã có nhiều vấn đề về môi trường. Năm 2009, tổ chức môi trường Ethecon (Đức) đã “trao” giải Hành tinh Đen cho tập đoàn này. Đấy là giải đượctrao cho các công ty tàn phá môi trường.

Tổ chứcEthecon kể trong các vụ việc khác, hồi năm 1998, Tập đoàn Formosa xả 3.000 tấn rác độc hại xuống vịnh Thái Lan gần thành phố Sihanoukville (Campuchia) vốn là một địa danh thu hút khách du lịch quốc tế.

Theo một thông tin năm 1999 của BBC, Formosa đã xin lỗi Campuchia nhưng không chịu nhận trách nhiệm và cũng không bồi thường.BBC cho biết: “Các quan chức chính phủ cấp cao có thể đã nhận3 triệu USD tiền hối lộ các quan chức tham nhũng để làm lơchoxả thải độc hạivào Campuchia”.

Quân nhân Campuchia chôn chất thải độc hại mà Formosa thải xuống vùng biển gần thành phố Sihanoukville (Campuchia)-nguồn Reuters

Quartznêu từthảm họa cá chết hàng loạt dẫn đến chính quyềnkiểm tra kỹ các xí nghiệp. Gần đây,Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) bày tỏquan ngại vềtác động tiềm tàng đến môi trường từmột nhà máy giấy chuẩn bị vận hành vào tháng 8 tới tại tỉnh Hậu Giang.

VASEP lo ngại nhà máy của Tập đoàn Lee & Mancó thể gây ô nhiễm môi trường và làm nhiễm độc nguồn hải sản.

Nhà máy này sử dụng công nghệ lạc hậucùng nhiều loại hóa chất có thểsẽ gieo thảm họa cho môi trườngkhu vực.

BáoChannel News Asianêuvụ xả thảichất độc hạicủa Formosa đãgây thiệt hại đáng kể cho ngành ngư nghiệp Việt Nam ở nhiều tỉnh miền Trungvới hàng tấn cá chết-gồm nhiều loài cá hiếm sống xa bờ,đã chết dạt vào bờ biển trong tháng 4.

Trang này dẫn lời Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCPMai Tiến Dũng nói“đã cóvi phạm quyđịnh và sai sót” trong việc xây nhà máy thép Formosa (vẫn đang xây dựng) gây ô nhiễm và hiện tượngcá chết hàng loạt bất bình thường.

BáoThe Wall Street Journal(Mỹ)dẫn lời Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCPMai Tiến Dũng: “Đây là một bài học cho các nhà đầu tư phải tuân thủ luật, gồm các quyđịnh bảo vệ môi trường”.

Channel News Asiadẫn lời phát biểu với các nhà báo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư Đặng Huy Đông: “Tôi tái khẳng định rằng chúng tôi không đánh đổi môi trường chỉ để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài”.

Channel News Asiacũng viết các tai tiếng của Formosa trải dài từ Texas (Mỹ) đến Đài Bắc (Đài Loan) và đã phải nộp phạt hàng triệu USD vì tàn phá môi trường.

Channel News Asianhắc lại trongtháng 6, các nghị sĩ Đài Loan đã cảnh báoFormosa với tình trạng cá chết hàng loạt ở Việt Nam có thể gây hại cho nỗ lực của Đài Loan nhằm kích cầu quan hệ kinh tế với Đông Nam Ávào lúc kinh tế Đài Loan muốn giảm lệ thuộcTrung Quốc.

BáoIntenational Business Times(Mỹ)nêu khoản bồi thường 500 triệu USD là mức bồi thườngtiền cao nhất đối vớimột công ty ở Việt Nam. Báo ghi nhậnnhà máy thép Formosa là một trong những nhàđầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

BáoNikkei Asian Review(Nhật)dẫn kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố, chất thải độc hại từ tuyến ống xả thải của nhà máy thép Formosa được xả vào vùng ven biển Hà Tĩnh, tiêu diệtcá ở cấp độ lớn. Từ đầu tháng 4, đã cókhoảng 70 tấn cá biển chết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Trong tuyên bố đăng trên trang web của mình vào tối ngày 30.6, cơ quan ngoại giao Đài Loan khẳng địnhchính quyền Đài Loan luôn coi trọng bảo vệ môi trườnglà điều quan trọng trong phát triển kinh tế cân bằng và bền vững.

Tuyên bố kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ quy định pháp luật về môi trường tại Việt Nam, có trách nhiệm với xã hội Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hình ảnh Đài Loan và mốiquan hệ với Việt Nam.

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền lợi, an ninh của doanh nghiệp Đài Loan cũng như công việc đầu tư, tài sản của họ để giữ niềm tin về đầu tư.

Trung Trực (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo chí nước ngoài nói gì sau khi Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết?