Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vắc xin, bằng mọi biện pháp phải mua vắc xin nhiều nhất, sớm nhất có thể.

Bằng mọi biện pháp mua vắc xin nhiều nhất, sớm nhất có thể

Lam Thanh | 11/08/2021, 20:20

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vắc xin, bằng mọi biện pháp phải mua vắc xin nhiều nhất, sớm nhất có thể.

Chiều tối 11.8, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7.2021 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

cp.jpg
Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 11.8

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7.2021, Bộ KH-ĐT cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 913 nghìn tỉ đồng, bằng 68% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 810,6 nghìn tỉ đồng, bằng 48% dự toán.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,64% so với tháng 7.2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, CPI bình quân tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020.

Liên quan tới lĩnh vực lao động, việc làm, báo cáo cho biết, các ngành, các cấp, các địa phương đã tập trung, khẩn trương triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch triển minh khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP; đơn giản hóa, rút ngắn quy trình, thủ tục xác định các nhóm đối tượng được hỗ trợ để bảo đảm kinh phí hỗ trợ đến tay thi người dân gặp khó khăn một cách nhanh nhất.

Đến nay các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện chi trả trợ cấp cho người dân theo 12 chính sách quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Trong đó, ngành bảo hiểm xã hội đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị đang sử dụng hơn 11,2 triệu lao động dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian miễn đóng bảo hiểm áp dụng trong 12 tháng (đến hết tháng 6.2022).

Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí trên 5,7 nghìn tỉ đồng. Đồng thời hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng trên 10 nghìn tỉ đồng.

Báo cáo cũng nêu rõ, các cấp, các ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.

Đồng thời, hướng dẫn thực hiện chính sách lao động, tiền lương cho doanh nghiệp và nhiều người lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đến thu nhập, tiền lương của người lao động.

Trước đó, tại phiên họp của Chính phủ cùng ngày 11.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ KH-ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư và các đại biểu; khẩn trương hoàn thiện kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ.

Căn cứ vào đó, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của mình, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

“Tinh thần là phải làm ngay, làm nhanh, làm quyết liệt và phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả; đồng thời thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo theo quy định”, Thủ tướng nêu.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã bám sát diễn biến tình hình; chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, quyết liệt, nỗ lực cao, cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời nỗ lực duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh hiện diễn biến hết sức phức tạp; những hành động của chúng ta trong giai đoạn này mang tính quyết định đối với công tác phòng, chống và kiểm soát dịch.

Vì vậy, cần tranh thủ tối đa thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 để tập trung khoanh vùng, xét nghiệm diện rộng, xác định các F0 để có hướng xử lý phù hợp theo mô hình tháp nhiều tầng. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 86 của Chính phủ; thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vắc xin; bằng mọi biện pháp để mua vắc xin nhiều nhất, sớm nhất có thể.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021 đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, có giải pháp cụ thể, rõ ràng, khả thi, hiệu quả và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm. Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Song song với đó, tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các kế hoạch 5 năm 2021-2025; trong đó phải có chiến lược, giải pháp hiệu quả để duy trì, phục hồi, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Ngoài ra, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách với người có công. Có giải pháp khôi phục lao động, việc làm ngay tại những nơi có dịch theo hướng thích nghi với điều kiện mới, “vừa sản xuất, vừa chống dịch”.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt là về tình hình dịch bệnh, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, trung thực, chính xác, bám sát thực tế, định hướng, truyền cảm hứng và nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, góp phần tạo đồng thuận xã hội; xử lý kịp thời các thông tin xấu độc.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bằng mọi biện pháp mua vắc xin nhiều nhất, sớm nhất có thể