Nhiều người công tác trong các cơ quan nhà nước hiện nay đều phàn nàn rằng họp hành quá nhiều: họp tổng kết, sơ kết, họp thi đua, khen thưởng, họp công khai tài sản... Thôi thì muôn hình vạn trạng các kiểu họp.
Sự kiện

Bận vì họp

Vũ Trung Kiên 16/01/2024 14:52

Nhiều người công tác trong các cơ quan nhà nước hiện nay đều phàn nàn rằng họp hành quá nhiều: họp tổng kết, sơ kết, họp thi đua, khen thưởng, họp công khai tài sản... Thôi thì muôn hình vạn trạng các kiểu họp.

Trong khi đó, ở các báo cáo, các diễn đàn liên tục xuất hiện các ý kiến và kêu gọi về cải cách hành chính, giảm tải công việc nhưng rồi mọi chuyện vẫn chẳng thay đổi được bao nhiêu.

Một đơn vị có hơn 10 người, cuối năm có 2 người phải kê khai và công khai tài sản thu nhập, theo quy định sẽ phải họp đơn vị và phải có trên 2/3 tổng số thành viên của đơn vị tham dự. Thực ra, đối với việc này không phải là khó khăn khi hiện nay, tất cả các nhóm đều có zalo, chúng ta có thể công khai trên nhóm zalo và tất cả các thành viên cho ý kiến. Các ý kiến thống nhất, không thống nhất hay ý kiến khác, sẽ được thư ký chụp màn hình và lưu hồ sơ. Tương tự, một đơn vị có vài người đủ tiêu chuẩn được nâng lương trước thời hạn, theo quy định vẫn phải tổ chức họp để thống nhất mà thực ra chỉ cần đưa lên nhóm zalo như việc nêu trên. Hội Khuyến học cấp huyện có quan trọng hay không, đương nhiên là quan trọng bởi không có cơ quan nào trong hệ thống chính trị lại không quan trọng.

Thế nhưng, vào thời điểm cuối năm hầu như tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải thực hiện một nhiệm vụ là tổng kết ngành, tổng kết đơn vị. Mỗi hội nghị như vậy không chỉ có nội bộ đơn vị mà còn có lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo cùng cấp, lãnh đạo các đơn vị bạn… Nên chăng, đã đến lúc chúng ta có thể tổ chức chung một hội nghị tổng kết chung đối với các nhóm cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ gần tương đồng.

meeting_before_the_meeting_071918.jpg
Có một loại lãng phí khiến chúng ta tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc, đó là lãng phí cho các cuộc họp - Ảnh: Internet

Ở một số đơn vị hiện nay, các lãnh đạo thậm chí không đủ thời gian để đi họp thì còn đâu thời gian để thực hiện các nhiệm vụ khác. Và có một thực tế là, ở nhiều cơ quan, đơn vị hiện nay chỉ riêng việc phân công họp cho lãnh đi họp đã rất khó khăn và nếu như có ai đó bận công tác đột xuất thì lịch trình của đơn vị sẽ bị xáo trộn. Đến cuộc họp, không lẽ người dự họp lại không phát biểu, nhưng nếu muốn phát biểu thì cần phải có thời gian để nghiên cứu hồ sơ. Tuy nhiên, lãnh đạo đi họp như vậy còn đâu thời gian để nghiên cứu. Kết quả là trong các cuộc họp đa phần chỉ là những ý kiến phát biểu chung chung như: “Chúng tôi hoàn toàn nhất trí”, “đánh giá cao” hoặc “cơ bản nhất trí với dự thảo”, còn nội dung nào là “chưa cơ bản nhất trí” thì… chịu.

Việc tốn kém thời gian, công sức cho các cuộc họp ai ai cũng biết và nhiều người bức xúc. Thế nhưng tại sao tình trạng này vẫn tiếp diễn và các cuộc họp ngày càng nhiều hơn. Tại sao chúng ta lại không có những giải pháp triệt để để hạn chế tình trạng này?

Thực ra, trong thời bao cấp khó khăn trước đây, đi họp sẽ có tiệc tùng, thậm chí có cả "phong bì", vì vậy mới có câu nói vui “đâu có họp là ta cứ đi”. Thế nhưng, ngày nay, việc họp đã khác trước. Việc tụ tập ăn uống và phong bì đã không còn, có nơi còn cấm. Tuy nhiên, các cuộc họp ở các cơ quan, đơn vị lại diễn ra nhiều hơn, đến mức có người nói vui rằng phải “sắm” thêm một vài cấp phó để đi dự họp. Tất nhiên, có những buổi họp giải quyết được vấn đề nhưng có những cuộc họp thật sự vô bổ, thậm chí, chỉ làm một mục đích duy nhất là bổ túc hồ sơ cho đầy đủ, hoặc họp do “đến hẹn lại lên”, không họp không được như sơ kết, tổng kết...

Chỉ cần ai đó bỏ phí chai nước uống tinh khiết trị giá mấy nghìn đồng hẳn sẽ bị phê bình là lãng phí. Thế nhưng, có một loại lãng phí còn "khủng khiếp" hơn rất nhiều, tiêu tốn thời gian, công sức và tiền bạc, đó là lãng phí cho các cuộc họp. Những cuộc họp này, lẽ ra, chúng ta có thể sử dụng cách thức khác nhau vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả.

Tiết kiệm, chống lãng phí trong đó có tiết kiệm thời gian đã được luật hóa trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vì vậy, việc có quá nhiều cuộc họp như hiện nay cần phải nhanh chóng khắc phục. Để giải quyết tình trạng này, cần triệt để đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức họp trực tuyến, họp qua mạng.

Tất nhiên, đây không chỉ là một phần của vấn đề. Về lâu dài và mang tính quyết định vẫn là đổi mới, sắp xếp, phân công hợp lý chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong hệ thống chính trị, đồng thời tuyển dụng, thu hút được đội ngũ công chức thật sự có năng lực và trách nhiệm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bận vì họp