Bão Ianos đổ bộ vào Hy Lạp hôm 18.9 và cuốn trôi toàn bộ bãi biển trên đảo Kefalonia. Hình ảnh được người dân địa phương đăng tải trên mạng xã hội cho thấy sự tàn phá lớn đã xảy ra trong khu vực.

Bãi biển trên đảo của Hy Lạp bị bão cuốn trôi

20/09/2020, 07:43

Bão Ianos đổ bộ vào Hy Lạp hôm 18.9 và cuốn trôi toàn bộ bãi biển trên đảo Kefalonia. Hình ảnh được người dân địa phương đăng tải trên mạng xã hội cho thấy sự tàn phá lớn đã xảy ra trong khu vực.

Toàn bộ bãi biển Jerusalem trên đảo Kefalonia đã bị nước cuốn trôi - Ảnh: RT

Một cơn bão Địa Trung Hải đã đổ bộ đảo Kefalonia vào hôm thứ Sáu (18.9). Đoạn video đăng trên Twitter cho thấy bãi biển Jerusalem bị cuốn trôi hoàn toàn bởi trận lũ lụt thảm khốc.

Theo giới chức địa phương, cơn bão mạnh phá hủy nhiều nhà cửa, khiến cây cối đổ rạp và gây ngập lụt ven biển. Sóng mạnh cuộn trào qua con đê, làm lật hàng chục tàu thuyền. Bão Ianos cũng cuốn trôi lớp cát bao phủ bãi biển gần đó.

Cơ quan Khí tượng quốc gia Hellenic cảnh báo bão Ianos sẽ tiến về phía đông nam. Tính đến nay, chưa có báo cáo về số người tử vong hoặc bị thương do cơn bão nhưng thiệt hại đáng kể về tài sản đã được ghi nhận.

Cơn bão Ianos không phải là thảm họa thiên nhiên duy nhất ập đến Hy Lạp hôm 18.9. Một trận động đất mạnh cũng làm rung chuyển đảo Crete với cường độ 5,4 độ richter trong cùng ngày.

Bãi biển Jerusalem ở Kefalonia, Hy Lạp trước khi bị bão cuốn trôi - Ảnh: RT

Những cơn lốc xoáy thuận giống nhiệt đới ở vùng Địa Trung Hải, còn được gọi là các cơn bão Địa Trung Hải, là hiện tượng khí tượng hiếm thấy. Từ thập niên 1990, các nhà khí tượng học gọi những cơn bão như vậy là Medicane. Do tính chất khô hạn của vùng Địa Trung Hải, việc hình thành các cơn lốc xoáy là không nhiều, với chỉ có 99 cơn bão được ghi nhận trong khoảng từ năm 1948 đến năm 2011.

Bão Địa Trung Hải không được phân loại là các lốc xoáy nhiệt đới chính thức và khu vực hình thành của chúng không được giám sát chính thức bởi bất kỳ cơ quan nào. Vào tháng 11.2011, Cơ quan Phân tích Vệ tinh của NOAA đã theo dõi một trường hợp có thể thành cơn bão, được Đại học Tự do Berlin (FU Berlin) gọi là Rolf, mặc dù nó đã ngừng hoạt động trong tháng tiếp theo.

Trong những năm gần đây, Medicane xuất hiện ngày càng thường xuyên. Các nghiên cứu đã đánh giá rằng sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến cường độ quan sát được cao hơn của các cơn bão. Một số chuyên gia cho biết nhiệt độ ở biển gia tăng cung cấp nhiều năng lượng cho quá trình hình thành bão.

Một vài cơn bão đáng chú ý và gây nhiều thiệt hại đã được ghi nhận. Vào tháng 9.1969, một cơn lốc xoáy nhiệt đới ở Địa Trung Hải ở Bắc Phi đã gây ra lũ lụt làm chết gần 600 người, làm 250.000 người trở thành vô gia cư và tàn phá các nền kinh tế địa phương. Một cơn bão vào tháng 9.1996 phát triển ở quần đảo Baleares đã sinh ra 6 cơn lốc xoáy và làm ngập nước các hòn đảo.

Long Hải (theo RT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bãi biển trên đảo của Hy Lạp bị bão cuốn trôi