Ở Việt Nam, mâm ngũ quả trưng trong dịp Tết của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng tựu chung, đều có màu sắc theo thuyết ngũ hành và ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

Bài 2: Mâm ngũ quả ba miền

10/01/2017, 11:48

Ở Việt Nam, mâm ngũ quả trưng trong dịp Tết của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng tựu chung, đều có màu sắc theo thuyết ngũ hành và ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

>>Bài 1: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết dưới góc độ phong thủy

Theo các chuyên gia phong thủy, tùy từng vùng miền và quan niệm văn hóa riêng mà việc lựa chọn và bày biện những loại quả trên mâm ngũ quả cũng khác nhau.Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để bày trên mâm ngũ quả.

Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành). Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Riêng miền Trung, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ.

Sau đây là quan niệm mâm ngũ quả của 3 miền:

Miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, bao giờ cũng có nải chuối xanh, tiêu biểu cho hành Mộc.

Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị và hóm hỉnh của con người miền đất này..

Thông thường, mâm ngũ quả của miền Nam trình bày theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) làm chân đến, một mặt để dễ trang trí, mặt khác, thơm mang ý nghĩ thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Tuy nhiên, người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như chuối vì lý do.. chúi nhủi, trượt vỏ chuối, hay lê, táo (bom) lê lết, đổ bể, dễ thất bại; Cam, quýt bởi “quýt làm cam chịu”.

Miền Trung

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung thường là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, và cho dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng điểm chung đều là sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới bình an va đủ đầy.

Minh An (TH)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Mâm ngũ quả ba miền