Xáo trộn về dinh dưỡng, sức khỏe và tâm lý trong quá trình thai nghén khiến cho những bệnh lý có sẵn ở thai phụ trở nên nặng hoặc phát sinh bệnh mới. Trong đó, bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu…là một trong những vấn đề rất phổ biến.

Bà bầu dễ viêm nướu

17/07/2014, 11:00

Xáo trộn về dinh dưỡng, sức khỏe và tâm lý trong quá trình thai nghén khiến cho những bệnh lý có sẵn ở thai phụ trở nên nặng hoặc phát sinh bệnh mới. Trong đó, bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu…là một trong những vấn đề rất phổ biến.

Việc điều trị bệnh nướu ở phụ nữ mang thai khá phức tạp vì không chỉ cần đạt kết quả tốt mà còn phải đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.

Bệnh răng miệng dễ tấn công phụ nữ mang thai
Việc mang thai không gây viêm nướu nhưng đây là yếu tố làm bệnh có sẵn nặng lên và tăng yếu tố nguy cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể người mẹ ngay từ thời kỳ đầu của thai kỳ. Cụ thể, lượng hormone sinh dục trong cơ thể người mẹ là progesterone và estrogen tăng cao gấp 10 lần và 30 lần so với trước khi mang thai. Hormone tăng để làm nhiệm vụ giữ gìn thai, duy trì nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, điều này cũng vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu. Ngoài ra, sự tăng hormone còn làm tăng sinh tế bào mạch máu. Chính những mạch máu mới này làm cho nướu có khuynh hướng dễ chảy máu, gây u nướu. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do khi mang thai, bà mẹ phải tập trung cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nên dễ dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu hụt một số chất như canxi, vitamin C…nên khiến cho các bệnh về răng như sâu răng, viêm nướu phát triển.
Có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con
Nếu viêm nướu không được điều trị, khả năng gây phá hủy mô và gây viêm nha chu là rất cao. Một khi người mẹ đã bị viêm nha chu, biến chứng đáng sợ nhất chính là sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Điều này được lý giải là khi bị viêm nha chu, xương ổ răng bị phá hủy tạo nên một tổn thương thực thể là túi nha chu. Trong túi này, tình trạng nhiễm trùng sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này prostaglandin được tiết ra nhiều. Trong khi đó, prostaglandin lại là một yếu tố do nhau thai sản xuất, có vai trò tham gia kích thích co thắt tử cung. Nếu chất này gia tăng trong dịch ối thì có thể dẫn đến màng ối bị vỡ và khởi động sinh non.
Xử lý tùy theo tình trạng viêm nướu và tùy giai đoạn của thai kỳ
Ba bau de viem nuou
Nếu chỉ mới bị viêm lợi, thai phụ sẽ được xem xét tổng quát các yếu tố như tuổi, nghề nghiệp, tình trạng răng miệng, tuổi thai, ví trí sang thương và tiến hành cạo vôi răng để “dọn” sạch ổ vi khuẩn. Sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và tái khám. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể áp dụng việc kiểm soát mảng bám cho bệnh nhân. Mục đích nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nướu tái phát dựa trên việc ngăn sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên bề mặt nướu và răng làm chậm quá trình tạo ra vôi răng.
Thông thường, có 4 phương pháp điều trị căn bản thường được áp dụng khi thai phụ bị viêm nha chu là: khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Tuy nhiên, khác với bệnh nhân bình thường, các bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ trước khi điều trị cho đối tượng là phụ nữ mang thai:
- Nếu không phải là trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ sẽ không phẫu thuật hoặc nhổ răng cho thai phụ đang ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vì đây là lúc các cơ quan của thai nhi đang được hình thành, cần tránh xáo trộn.
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ có thể can thiệp, nhưng cũng cần rất cẩn trọng.
- Từ tháng thứ 7 trở đi, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, nếu cần tiến hành phẫu thuật phải xin ý kiến của các bác sĩ sản khoa.

Phòng tránh là cần thiết

Ba bau de viem nuou
Ảnh minh họa
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiến hành những kiểm tra sức khỏe, trong đó, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng không kém phần quan trọng. Nếu có phát hiện răng sâu, việc nhổ hay điều trị duy trì đều khá đơn giản và dễ dàng. Nếu chủ quan bỏ qua việc này, những bệnh lý có sẵn trong răng miệng có khả năng “bùng phát” rất cao và dữ dội trong khi đang mang thai.
Khi mang thai, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và con khiến thai phụ phải ăn nhiều hơn và có thay đổi trong chế độ ăn. Họ thường thích ăn thực phẩm nhiều chất đường hơn. Điều này càng khiến cho răng dễ bị sâu. Do đó thai phụ nên vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ bằng kem đánh răng có flour.
Vì như đã đề cập, nướu răng có khuynh hướng dễ chảy máu trong giai đoạn này nên một số chị em thường hạn chế việc đánh răng. Điều này là không nên vì rất dễ dẫn đến sâu răng hoặc viêm nướu. Về việc vệ dinh răng miệng, chải răng chưa đủ để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn ở kẽ nên thai phụ cần dùng thêm chỉ nha khoa. Và cuối cùng, một việc rất quan trọng mà thai phụ không nên bỏ qua là vẫn tiếp tục đến các bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng một lần.
Theo Sức Khỏe
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà bầu dễ viêm nướu