Ngày 3.7, Anh "giật lại" quyền kiểm soát lãnh hải, bằng việc chính phủ sẽ kích hoạt việc rút khỏi Hiệp định ngành đánh cá London. Theo báo Guardian ngày 2.7, ngư dân Anh sẽ thôi phải chia sẻ nguồn cá cho các nước láng giềng. Nhưng...

Anh ‘giật lại’ quyền kiểm soát lãnh hải để đánh cá một mình

Trần Trí | 02/07/2017, 21:17

Ngày 3.7, Anh "giật lại" quyền kiểm soát lãnh hải, bằng việc chính phủ sẽ kích hoạt việc rút khỏi Hiệp định ngành đánh cá London. Theo báo Guardian ngày 2.7, ngư dân Anh sẽ thôi phải chia sẻ nguồn cá cho các nước láng giềng. Nhưng...

...Nhưng ngư dân Anhcũng sẽ mất quyền đánh cá trong phạm vi 6 và 12 hải lý tính từ bờ biển của các nước khác.

"Rút khỏi Hiệp định để bà con đánh bắt cá theo hướng bền vững"

Hiệp định ngành đánh cá London được ký năm 1964, trước cả khi Anh gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU).

Hiệp địnhcho phép tàu đánh cá của ngư dân Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Ireland và Hà Lan đánh cá trong khu vực 6 và 12 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mỗi quốc gia, và lập định mức mỗi nước có thể đánh bắt bao nhiêu cá của nước khác.

Anh kích hoạt để bắt đầu quá trình rời khỏi Hiệp định trong 2 năm. Bộ trưởng Môi trường Michael Gove nói:“Chúng ta sẽ nói chúng ta thu hồi quyền kiểm soát.Chúng ta sẽ kiểm soát. Đây là bước đầu tiên mang tính lịch sử, hướng tới một chính sách đánh cá nội địa mới khi chúng ta rời khỏi EU (Brexit), dẫn đến một ngành công nghiệp cạnh tranh hơn, có lợi hơn và bền vững cho toàn Vương quốc Anh. Đây là lần đầu tiên trong hơn 50 năm chúng ta sẽ có thể quyết định ai có thể tiếp cận lãnh hải của chúng ta”.

Ông còn nói việc Anh rời khỏi EUcó liên quan chính sách đánh cá chung của EU và “khi chúng ta rời khỏi EU, chúng ta sẽ trở thành một thể chế chính trị độc lập, điều đó có nghĩa chúng ta mở rộng quyền kiểm soát lãnh hải lên 200 hải lý, hoặc ranh giới trung bình giữa Anh với Pháp và Anh với Ireland”.

Vị Bộ trưởng còn nói việc rút khỏi EU là một cách giúp bảo vệ môi trường:“Một điều nhạy cảm trong chính sách đánh cá chung, là nó gây ra thảm họa môi trường. Và một trong những lý do mà chúng ta muốn thay đổi, là chúng ta muốn bảo đảm chúng ta có một kho dự trữ cá bền vững cho tương lai... Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta thừa nhận rời khỏi EU sẽ giúp ích cho môi trường”.

Theo số liệu năm 2015, ngành đánh cá Anh gồm hơn 6.000 tàu đánh cá, đánh bắt 708.000 tấn cá trị giá 775 triệu bảng Anh. Các nước khác trong Hiệp định đánh bắt khoảng 10.000 tấn cá trị giá 17 triệu bảng.

Cần phải chia sẻ nguồn cá, vì "cá không biết xem ranh giới trên bản đồ"
Barrie Deas, lãnh đạo Tổ chức liên đoàn ngư dân Anh hoan nghênh quyết định của chính phủ, nói “điều quan trọng là Anh trở thànhmột quốc gia ven biển độc lập có chủ quyền trên toàn bộ EEZ của Anh”.

Thế nhưng Ben Stafford thuộc Quỹ hoang dã thế giới (WWF) nói việc đạt được mục tiêu đánh cá bền vững thì quan trọng hơn việc đánh cá ở khu vực nào.

Ông nói: “Cần đảm bảo ngư dân sử dụng đúng phương tiện đánh bắt, đánh cá ở mức độ duy trì kho dự trữ cá bền vững và chúng tôi sẽ đi đầu trong khâu giám sát những sự việc xảy ra trên biển, nhằm hiểu rõ tác động của việc đánh cá”.

Ông cũng nói: “Rời khỏi EU có nghĩa chúng ta có thể chỉnh sửa những hoạt động này, nhưng chúng ta nên hợp tác với các nước láng giềng, vì cá đâu có biết xem ranh giới trên bản đồ”.

Will McCallum, trưởng ngành biển của tổ chức Hòa bình Xanh, nói riêng việc Anh rút khỏi Hiệp định ngành đánh cá London sẽ không thể đem lại tương lai tốt đẹp hơn cho ngành đánh cá Anh: “Nhiều năm qua, các chính phủ Anh đổ lỗi cho EU về chính thất bại của họ trong việc hỗ trợ nhữngngư dân quy mônhỏ vàbền vững vốn là xương sống của đội tàu đánh cá. Nếu Brexit đem lại tương lai đẹp tươi hơn cho ngư dân chúng ta, tân Bộ trưởng Môi trường Gove phải duy trì cam kết năm 2015 của đảng Bảo thủ, là tái cân bầng định mức đánh cá theo hướng ưu ái cộng đồng đánh cá cấp địa phương”.

Tiến sĩ Tom West là cố vấn của công ty luật môi trường ClientEarth, nói xem ra quyết định rút khỏi Hiệp định ngành đánh cá London là một chiến thuật đàm phán "hung hăng".

Ông nói: “Là một quốc gia ngoài EU, chúng ta cần xem xét cách chúng ta có thể hợp tác tốt với các nước láng giềng, thay vì đơn phương rút khỏi tất cả các thỏa thuận chỉ để hy vọng đứng riêng một mình sẽ khiến chúng ta tốt hơn. Nhiều nguồn cá lãnh hải Vương quốc Anh được chia sẻ với các nước láng giềng của chúng ta, nên cần sự hợp tác và điều hành hoạt động chia sẻ này”.

Ông cũng cảnh báo việc cần có những luật mạnh để bảo vệ đời sống biển, nếu không Anh sẽ phải quay lại thời kỳ vất vả bảo vệ môi trường trong 40 năm qua.

Kim Hương (theo Guardian, Independent)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh ‘giật lại’ quyền kiểm soát lãnh hải để đánh cá một mình