Mong Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất ngay những lô hàng đã có số container rõ ràng tại cảng, hoặc cho chúng tôi tạm ứng hạn ngạch tháng 5 để xuất ngay lô hàng đang nằm chờ tại cảng. Vì phí lưu container phải mất 20-30 USD/container/ngày nên khó khăn cứ chồng chất”, một doanh nghiệp ở tỉnh An Giang bày tỏ.

An Giang: Gần 49.000 tấn gạo đang tồn đọng tại cảng, nhiều doanh nghiệp sốt ruột

22/04/2020, 09:06

Mong Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất ngay những lô hàng đã có số container rõ ràng tại cảng, hoặc cho chúng tôi tạm ứng hạn ngạch tháng 5 để xuất ngay lô hàng đang nằm chờ tại cảng. Vì phí lưu container phải mất 20-30 USD/container/ngày nên khó khăn cứ chồng chất”, một doanh nghiệp ở tỉnh An Giang bày tỏ.

Số container còn tại cảng - Ảnh: Tô Văn

Cục Hải quan tỉnh An Giang vừa cho biết, thực hiện quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10.4 của Bộ Công thương công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4.2020, lúc 0 giờ ngày 11.4, Tổng cục Hải quan đã mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) để doanh nghiệp (DN) thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu gạo.

Sau khi thống kê, hiện có 14 doanh nghiệp đăng ký được 37 tờ khai xuất khẩu 96.817,02 tấn gạo trên hệ thống VNACCS/VCIS do Cục Hải quan An Giang quản lý. Trong đó, chỉ có 1 doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký được 2 tờ khai với số lượng 1.600 tấn gạo (trị giá 645.760 USD). Còn lại 13 doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký được 35 tờ khai xuất khẩu 95.217,02 tấn, trị giá hơn 43,7 triệu USD.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, sau khi trừ số lượng gạo đã đăng ký được tờ khai hải quan tháng 4, các doanh nghiệp ở tỉnh An Giang vẫn còn khoảng 99.284 tấn gạo đã có hợp đồng giao hàng trong quý 2.2020 (tháng 4 và 5 - PV) nhưng chưa được xuất khẩu.

Đóng thùng container vận chuyển gạo đi nước ngoài - Ảnh: Tô Văn

Một doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu gạo đóng trên địa bàn tỉnh An Giang cho biết, vào trưa 18.4, doanh nghiệp đã có văn bản kiến nghị gửi đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam về đề xuất cho giải phóng ngay số gạo tồn đọng tại cảng Mỹ Thới (TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Cũng theo doanh nghiệp này, mọi động thái hiện nay đều trông chờ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện doanh nghiệp còn 17 container với số lượng hơn 350 tấn gạo (trị giá trên 220.000 USD) đã đóng hàng nằm gần 1 tháng nay tại cảng Mỹ Thới chưa xuất được, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Một lãnh đạo cảng Mỹ Thới cho biết, trong 84.242 tấn hàng của các tàu đến nhận hàng gạo xuất khẩu tại cảng Mỹ Thới từ ngày 22.3 đến ngày 21.4, hiện đã cho bốc dỡ 35.792 tấn. Số lượng gạo còn lại tại cảng 48.450 tấn. Trong số đó đã xếp lên tàu đến hết ngày 20.4 là 11.360 tấn.

Riêng hàng đang chờ tại cảng (chưa bốc lên tàu - PV) là 22.410 tấn. Hàng đang ra cảng là 14.680 tấn. Các container đã đóng hàng tại cảng là 220 teus tương đương 5.500 tấn. Các container rỗng chờ đóng hàng là 181 teus tương đương 4.800 tấn. Số lượng gạo đang chờ đóng container gần 5.000 tấn.

“Hiện tại nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ thủ tục là cảng cho bốc lên. Nhưng một số doanh nghiệp còn hàng nằm tại cảng là do một số tờ khai còn chệch choạc. Cảng luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp bốc dỡ hàng khi có đầy đủ hồ sơ cần thiết yêu cầu đề ra”, một vị lãnh đạo cảng nói.

Được biết thông tin đưa ra trong cuộc họp chiều 20.4 do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì với các bộ ngành liên quan về xuất khẩu gạo, Phó thủ tướng yêu cầu tạm ứng trước hạn ngạch 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5.2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tồn đọng tại cảng nhưng chưa mở được tờ khai hải quan.

Trước mắt, việc xuất khẩu gạo nếp vẫn diễn ra bình thường. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN-PTNT rà soát, đánh giá tổng thể cung cầu thị trường trong nước để điều hành xuất khẩu, đảm bảo không để xảy ra thiếu hụt. Ngoài ra, Phó thủ tướng Dũng yêu cầu cho phép việc xuất khẩu không tính hạn ngạch đối với các đơn hàng sản xuất theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ở nước ngoài (do đối tác nước ngoài cung cấp giống, công nghệ, vật tư…).

Tô Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Gần 49.000 tấn gạo đang tồn đọng tại cảng, nhiều doanh nghiệp sốt ruột