Cơ quan Kiểm soát tiêu chuẩn dược phẩm trung ương Ấn Độ (CDSCO) không chấp nhận đề xuất thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 mang tên Sputnik-V trên quy mô lớn ở nước này.

Ấn Độ từ chối thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nga quy mô lớn

Cẩm Bình | 09/10/2020, 08:04

Cơ quan Kiểm soát tiêu chuẩn dược phẩm trung ương Ấn Độ (CDSCO) không chấp nhận đề xuất thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 mang tên Sputnik-V trên quy mô lớn ở nước này.

Đề xuất do hãng dược Dr.Reddy - đối tác tại Ấn Độ của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIP) - đưa ra. Sở dĩ CDSCO từ chối là vì Sputnik-V hiện chỉ mới thử nghiệm quy mô nhỏ ở một số quốc gia ngoài Nga với dữ liệu về độ an toàn cùng khả năng tạo miễn dịch còn hạn chế. Hơn nữa phía Ấn Độ chưa nhận được dữ liệu gì.

Theo CDSCO, Dr. Reddy nên triển khai thử nghiệm ở quy mô nhỏ hơn.

Lời từ chối từ giới chức quản lý dược Ấn Độ là cú sốc với kế hoạch của Nga. Phía Nga vốn dự định phân phối rộng rãi Sputnik-V (mặc dù quá trình thử nghiệm chưa hoàn thành) và nỗ lực giúp vắc xin được phê duyệt ở quốc gia có mức tăng ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất thế giới.

1598383974_816313_1598384354_noticia_normal_recorte1.jpg
Ấn Độ hiện có gần 7 triệu ca nhiễm COVID-19 - Ảnh: The Week

Ấn Độ hiện đang vất vả kiềm chế dịch bệnh. Nhiều khả năng quốc gia Nam Á sẽ vượt mặt Mỹ trở thành nước có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới trong vài tuần tới.

Nga là quốc gia đầu tiên phê duyệt cho một loại vắc xin ngừa COVID-19. Giữa tháng 9 vừa qua RDIP ký thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều vắc xin cho Dr.Reddy, theo dự định thì công tác giao sản phẩm bắt đầu vào cuối năm nay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ từ chối thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nga quy mô lớn