Phiên bản cuối cùng của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) 2019 có thể cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump miễn trừ trừng phạt một số nước trong đó có Ấn Độ, Indonesia khi mua trang thiết bị quân sự Nga.

Ấn Độ có thể mua vũ khí Nga mà không bị Mỹ trừng phạt

Cẩm Bình | 25/07/2018, 16:12

Phiên bản cuối cùng của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) 2019 có thể cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump miễn trừ trừng phạt một số nước trong đó có Ấn Độ, Indonesia khi mua trang thiết bị quân sự Nga.

Giữa năm 2017, Washington thông qua luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA). Theo luật này, nước này sẽ có thể áp đặt trừng phạt đối với các quốc gia hay doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng quy mô lớn với các công ty công nghiệp quốc phòng Nga.

Tuy nhiên, phiên bản NDAA 2019 cuối cùng được hai Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Hạ viện công bố ngày 24.7 đã đưa thêm một điều khoản miễn trừ vào Mục 231 của CAATSA.

Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho biết theo điều khoản được bổ sung, Tổng thống Mỹ có thể cấp phép miễn trừ để bảo vệ đồng minh, các hoạt động quân sự và công nghệ nhạy cảm.

Dự kiến phiên bản NDAA 2019 cuối cùng sẽ được đưa ra Hạ viện bỏ phiếu vào tuần này. Thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu vào tháng 8 tới. Nếu lưỡng viện đều thông qua, nó sẽ được chuyển cho Tổng thống Trump ký ban hành.

Động thái nêu trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đề nghị Quốc hội trao cho Bộ trưởng Ngoại giao quyền không áp dụng trừng phạt theo CAATSA. Theo ông Mattis: “Làm như vậy cho phép các quốc gia xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Mỹ, trong khi họ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào trang thiết bị quân sự Nga”.

Theo trang The Print, việc Washington bổ sung điều khoản miễn trừ là kết quả của nỗ lực ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt” được Ấn Độ thực hiện, trong đó “cây gậy” chính là những phát ngôn cứng rắn. Khi gặp gỡ các chính trị gia Mỹ, trong đó có cả người đồng cấp Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Nirmala Sitharaman đã khẳng định quốc gia Nam Á không bị ràng buộc bởi luật pháp Mỹ, do đó sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 của Moscow.

Song song với “cây gậy”, New Delhi còn đưa ra “cà rốt” là những hợp đồng mua vũ khí Mỹ, như máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III, trực thăng tấn công Apache hay lựu pháo M777.

Trang Times of India dẫn lời ông Mukesh Aghi, chủ tịch Diễn đàn đối tác chiến lược Mỹ - Ấn (USISPF), nhận định động thái mới nhất của Quốc hội Mỹ cho thấy họ thực sự coi trọng mối quan hệ với cường quốc Nam Á.

Cẩm Bình (theo The Print, NDTV, The Diplomat)
Bài liên quan
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Chứng khoán Mỹ mất 5.400 tỉ USD 2 ngày là vấn đề của Mag 7, không phải do thuế từ ông Trump
Sự sụt giảm này liên quan nhiều hơn đến sự xuất hiện của công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek (Trung Quốc) trong năm nay hơn là các chính sách kinh tế từ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói, cho thấy ít lo ngại về đà lao dốc hiện tại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ có thể mua vũ khí Nga mà không bị Mỹ trừng phạt