Hôm qua 31.8, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động "khiêu khích" gần biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, vi phạm các thỏa thuận trước đây giữa hai nước, gây căng thẳng trong khu vực.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc lại cho quân đội khiêu khích tại biên giới

01/09/2020, 08:39

Hôm qua 31.8, Ấn Độ đã cáo buộc quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động "khiêu khích" gần biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, vi phạm các thỏa thuận trước đây giữa hai nước, gây căng thẳng trong khu vực.

Ấn Độ tăng cường đồn bốt tại biên giới - Ảnh: Internet

Hai tháng rưỡi trước, một cuộc đụng độ đẫm máu dọc biên giới khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc chưa xác nhận bất kỳ thương vong nào từ cuộc giao tranh vào ngày 15.6 ở thung lũng Galwan. Sau đó, các cuộc gặp giữa chỉ huy quân sự cấp cao của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp làm dịu tình hình dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Nhưng đầu tuần qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra tuyên bố cho biết quân đội Trung Quốc "đã thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích để thay đổi hiện trạng" và "vi phạm sự đồng thuận đã đạt được trong các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao trước đó ở Đông Ladakh".

Tuyên bố nói rằng quân đội Ấn Độ đã ra tay đối với các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở bờ nam của hồ Pangong Tso và tiến hành các biện pháp để tăng cường đồn bốt và "ngăn cản ý định thay đổi hiện trạng một cách đơn phương từ Trung Quốc".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức đã phủ nhận bất kỳ sự xâm phạm nào vào lãnh thổ Ấn Độ. Người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho biết: "Lực lượng biên phòng Trung Quốc luôn tuân thủ nghiêm ngặt ranh giới kiểm soát và chưa bao giờ vượt qua ranh giới. Lực lượng biên phòng của hai nước đã duy trì liên lạc trên LAC".

Hồ Pangong Tso là một dải nước nông kéo dài, nằm ở phía nam thung lũng Galwan trên độ cao 4.350 mét thuộc dãy Himalaya. Phần lớn hồ nằm trong khu vực Tây Tạng của Trung Quốc và đường LAC cũng đi qua hồ Pangong Tso.

Vụ việc trên là diễn biến mới nhất trong một loạt vụ tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai bên trên dãy Himalaya. Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc đã nổ ra chiến tranh biên giới khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Sau cuộc xung đột, hai bên đã thiết lập LAC dài 3.379km, mặc dù không bên nào đồng ý về vị trí chính xác của nó.

Cả hai thường xuyên cáo buộc bên kia vượt quá LAC hoặc tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình. Các cuộc giao tranh không phải là hiếm ở khu vực hẻo lánh, hầu hết là miền núi. Tuy nhiên, vụ việc ngày 15.6 là sự cố đẫm máu nhất trong nhiều thập niên và khiến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi xấu đi nghiêm trọng.

Mặc dù căng thẳng đã giảm bớt trong những tháng gần đây nhưng cả hai bên vẫn duy trì sự hiện diện quân đội đông đảo ở khu vực biên giới, làm tăng nguy cơ dẫn đến xung đột. Trung Quốc cho rằng Ấn Độ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về cuộc ẩu đả quy mô lớn nổ ra vào ngày 15.6 với cáo buộc quân đội Ấn Độ vượt qua LAC vi phạm thỏa thuận trước đó.

Hồi cuối tháng 6, Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm lên tiếng: "Thật là kinh ngạc khi quân đội Ấn Độ công khai vi phạm thỏa thuận, phá vỡ lời hứa của chính họ và vượt qua LAC để khiêu khích phía Trung Quốc vào ngày 15.6. Khi quân đội Trung Quốc đến để đàm phán, chúng tôi bất ngờ bị quân đội Ấn Độ tấn công và điều đó đã dẫn đến một cuộc giao tranh, gây ra thương vong".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Ấn Độ hồi cuối tháng 6 cho rằng Trung Quốc mới là bên châm ngòi: "Chính các hành động của Trung Quốc cho đến nay đã dẫn đến gia tăng căng thẳng trong khu vực và cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc đối mặt bạo lực ngày 15.6 với nhiều thương vong”.

A.T (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc lại cho quân đội khiêu khích tại biên giới