Times of India dẫn lời một nguồn tin cho biết Ấn Độ có khả năng tái cân nhắc và mở lại các cuộc đàm phán với chính quyền Tổng thống Donald Trump về Thỏa thuận An ninh và Tương thích liên lạc (COMSACA) cùng Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi cơ bản về không gian - địa lý (BECA), hai văn bản quan trọng để New Delhi mua được trang thiết bị hiện đại của Mỹ.

Ấn Độ cân nhắc lại các thỏa thuận quốc phòng để mua UAV Mỹ

Cẩm Bình | 06/05/2018, 07:03

Times of India dẫn lời một nguồn tin cho biết Ấn Độ có khả năng tái cân nhắc và mở lại các cuộc đàm phán với chính quyền Tổng thống Donald Trump về Thỏa thuận An ninh và Tương thích liên lạc (COMSACA) cùng Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi cơ bản về không gian - địa lý (BECA), hai văn bản quan trọng để New Delhi mua được trang thiết bị hiện đại của Mỹ.

Theo nguồn tin: “Bộ Quốc phòng Ấn đang xem xét nghiêm túc COMCASA cùng BECA, và sẽ tiến hành phân tích lợi - hại của những điều khoản kỹthuật liên quan. Phía Mỹ bảo rằng kýkết hai thỏa thuận này cho phép Ấn Độ tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, nền tảng quân sự hiện đại với khả năng liên lạc được mã hóa, an toàn ví dụ như máy bay không người lái (UAV) được trang bị vũ khí”.

Ấn Độ từ lâu đã tỏ ý muốn sở hữu UAV trang bị được vũ khí như Q-9 Reaper hay Predator-B, nhưng đến nay hai bên chỉ mới thảo luận về khả năng cung cấp Sea Guardian, UAV giám sát không trang bị vũ khí.

Nguồn tin đánh giá: “Mỹ gần đây đã công bố chính sách xuất khẩu cả UAV vũ trang lẫn không vũ trang cho các quốc gia thân thiện. Nếu đã muốn sở hữu thiết bị đắt đỏ này, thì Ấn Độ rõ ràng sẽ chọn UAV vũ trang chứ không phải loại chỉ có thể dùng cho mục đích trinh sát”.

Tướng không quân về hưu Manmohan Bahadur cũng nhận định: “Quả thực quân đội Ấn Độ cần thiết bị trinh sát và liên lạc hiện đại. Nước này sẽ xem xét kýCOMCASA cùng BECA nếu đượcdùng hết khả năng của những thiết bị mua về”.

New Delhi năm 2016 đã kýkết Thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA), nhưng Washington cho đến nay vẫn không thể thuyết phục quốc gia Nam Á kýCOMCASA và BECA. Giới chức Ấn lo rằng hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát) của Mỹ có thể xâm nhập vào hệ thống an ninh của mình. Một lý do khác nữa là trang thiết bị New Delhi phần lớn có xuất xứ từ Nga, khó tương thích với hệ thống Mỹ.

Hiện nay, Ấn Độ đã dùng C-130J, P8I Poseidon và Boeing C-17 Globemaster-III cho nhiều nhiệm vụ. Quyết định mở lại các cuộc đàm phán về COMCASA và BECA được đưa ra sau chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Sanjay Mitra và Ngoại trưởng Vijay Gokhale.

Cẩm Bình (theo Financial Express, Times of India)
Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ cân nhắc lại các thỏa thuận quốc phòng để mua UAV Mỹ