Phái đoàn cấp cao của Mỹ đã đề nghị Trung Quốc trước năm 2020 phải cắt giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại với Washington, giảm thuế và ngừng trợ cấp cho những ngành công nghệ cao...

Mỹ đòi Trung Quốc cắt giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại

Cẩm Bình | 05/05/2018, 11:19

Phái đoàn cấp cao của Mỹ đã đề nghị Trung Quốc trước năm 2020 phải cắt giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại với Washington, giảm thuế và ngừng trợ cấp cho những ngành công nghệ cao...

Mức cắt giảm 200 tỉUSD gấp đôi yêu cầu mà Mỹ đưa ra trước đó. Trong năm 2017, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã đạt mức kỷlục 375 tỉUSD.

Phía Washington cũng khẳng định thuế quan hai nước phải tương xứng. Phái đoàn thương mại Mỹ yêu cầu Bắc Kinh giảm thuế nhập khẩu tất cả mặt hàng ngang bằng với thuế các mặt hàng Trung Quốc bị áp tại Mỹ.Ngoài ra, các quan chức Mỹ còn đề nghị chính quyền Bắc Kinh ngừng thực hiện trợ cấp cho những ngành công nghệ có liên quan đến kế hoạch “Made in China 2025”.

Trang Reuters dẫn lời các nguồn tin cho biết danh sách yêu cầu này được gửi đến phía Bắc Kinh trước khi phái đoàn Mỹ bắt đầu chuyến công du hai ngày 3-4.5 nhằm đàm phán vấn đề thương mại song phương.

Phía Nhà Trắng không công khai chi tiết của những yêu cầu này, chỉ tuyên bố rằng phái đoàn Mỹ, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin“đã trao đổi thẳng thắn với quan chức Trung Quốc về tái cân bằng quan hệ kinh tế hai nước, cải thiện chuyện bảo vệ tài sản trí tuệ và xác định những chính sách ép buộc chuyển giao công nghệ bất công”. Tuyên bố không đề cập việc Tổng thống Donald Trump thay đổi quyết định đánh thuế hàng hóa Trung Quốc.

Cũng theo Nhà Trắng, hiện phái đoàn cấp cao đã về nước để báo cáo kết quả đàm phán với Tổng thống Trump và chờ đợi quyết định tiếp theo của ông. Chính quyền Washington đều nhất trí phải “chú ý ngay” đến việc thay đổi quan hệ thương mại, đầu tư Mỹ-Trung, Nhà Trắng cho biết thêm.

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin cuộc đàm phán giữa hai bên “mang tính xây dựng, thẳng thắn và hiệu quả”, nhưng “bất đồng vẫn tương đối lớn”.

Khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn rất lớn - Ảnh: AP

Phía Bắc Kinh trong đàm phán cho biết sẵn sàng tăng nhập khẩu hàng Mỹ, giảm thuế một số mặt hàng trong đó có ô tô và xem xét lại thuế chống bán phá giá áp lên cao lương Mỹ. Tuy nhiên, họ cũng đề nghị Washington đối xử công bằng với khoản đầu tư tư từ Trung Quốc, tránh đưa ra những hạn chế đầu tư mới và đình chỉ kế hoạch đánh thuế 25% với 1.300 mặt hàng (tổng trị giá 50 tỉUSD).

Chuyện Mỹ trừng phạt công ty thiết bị viễn thông ZTE cũng được Trung Quốc đề cập. Đoàn đàm phán Mỹ cam kết sẽ bàn bạc lại lệnh trừng phạt này với Tổng thống Trump, theo Tân Hoa Xã.

Bản tin của Tân Hoa Xã khẳng định Mỹ-Trung nhất trí giải quyết xung đột thương mại thông qua đối thoại, nhưng không cho biết hai bên sẽ có những hành động cụ thể gì.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Kevin Lai của Công ty dịch vụ tài chính Daiwa Capital Markets đánh giá cuộc đàm phán Mỹ-Trung lần này diễn ra không được tốt đẹp, và khác biệt giữa hai nước còn rất lớn.

Còn theo Tommy Xie, nhà kinh tế của Ngân hàng Hoa kiều tại Singapore, “Mỹ đang yêu cầu điều không thể. Giảm thâm hụt 200 tỉUSD (của Mỹ với Trung Quốc) trước năm 2020 là đòi hỏi phi thực tế, nhưng nó có thể là chiến thuật “ra giá cao trước để sau đó mặc cả” trong đàm phán”.

Cẩm Bình (theo Reuters, CBS News, Bloomberg)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đòi Trung Quốc cắt giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại