Gương mặt của các hoàng đế La Mã cổ đại như Caligula, Nero và Hadrian đã được một nghệ sĩ tái hiện một cách chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

AI phục dựng khuôn mặt 54 vị hoàng đế La Mã sống động như thật

Long Hải | 29/09/2020, 17:50

Gương mặt của các hoàng đế La Mã cổ đại như Caligula, Nero và Hadrian đã được một nghệ sĩ tái hiện một cách chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Các đặc điểm của những hoàng đế xa xưa được lưu giữ trong hàng trăm tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, ngay cả những hình chạm khắc chi tiết nhất cũng không thể truyền tải được chính xác diện mạo của họ khi còn sống.

Để khám phá điều đó, nhà quay phim kiêm chuyên gia thiết kế thực tế ảo người Canada Daniel Voshart đã sử dụng phương pháp học máy - thuật toán máy tính học hỏi thông qua kinh nghiệm trong mạng lưới để khám phá chân dung của các hoàng đế La Mã. Đây là một hệ thống xử lý thông tin thông qua hệ thống phân cấp của các nút giao tiếp, theo cách tương tự như các tế bào thần kinh trong não.

Trong mạng lưới được gọi là Artbreeder, các thuật toán đã phân tích khoảng 800 bức tượng bán thân để tạo mô hình khuôn mặt, ngũ quan, tóc và da một cách chân thực, sau đó thêm vào màu sắc. Voshart đã hiệuchỉnh các mô hình của Artbreeder bằng Photoshop, thêm các chi tiết thu thập được từ tiền xu, tác phẩm nghệ thuật và văn bản lịch sử… để làm cho các bức chân dung thực sự sống động.

Voshart đã hiệuchỉnh các mô hình của Artbreeder bằng Photoshop - Ảnh:Daniel Voshart

Voshart nói với Live Science: “Một bức tượng bán thân được điêu khắc đẹp, nguyên vẹn với các đặc điểm khuôn mặt chuẩn sẽ dễ dàng cho kết quả hơn. Ngược lại, một tập dữ liệu bao gồm các tác phẩm điêu khắc bị hư hỏng hoặc được vẽ trong điều kiện ánh sáng kém sẽ tạo ra những hình ảnh không chân thực”.

Các tượng bán thân mà Voshart ưu tiên sử dụng làm nguồn chính được tạc khi các hoàng đế vẫn còn sống hoặc được làm một cách khéo léo nhất. Đối với màu da, Voshart sẽ cung cấp cho Artbreeder một hình ảnh tham chiếu được tô màu hoặc để hệ thống “đoán” cách phân phối màu sắc sao cho bề mặt mô hình giống với da người thật. “Tôi có thể thay đổi tông màu da và thay đổi phần nào sắc tộcbằng các điều khiển thủ công”, Voshart nói.

Voshart cho biết để theo dõi tất cả các tác phẩm nghệ thuật và tài liệu về các hoàng đế mất khoảng hai tháng. Trung bình mỗi chân dung mất khoảng 15-16 giờ để thực hiện.

Đối với hoàng đế Caligula, người trị vì từ năm 37 đến năm 41 sau Công nguyên, Voshart điều chỉnh mô hình Artbreeder bằng cách sử dụng các mô tả như “đầu méo, mắt và thái dương trũng xuống”, từ một bài báo xuất bản năm 1928 trên tạp chí Studies in Philology.

Nero, hoàng đế từ năm 54 đến năm 68 sau Công nguyên, có khuôn hàm tròn trịa hơn, làn da tàn nhang và một khuôn mặt “ưa nhìn hơn là quyến rũ”, theo bài báo năm 1928.

Nero trở thành hoàng đế ở tuổi 17 sau cái chết của cha nuôi, Hoàng đế Claudius, vào năm 54 sau Công nguyên - Ảnh: Daniel Voshart

Khi Voshart bắt đầu dự án này trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, kiến ​​thức của ông về các vị hoàng đế cổ đại gần nhưbằng không. Tuy nhiên, những gì bắt đầu như một thử nghiệm nghệ thuật đã thu hút Voshart cho ra đời chân dung của 54 vị hoàng đế La Mã trong thời kỳ Principate, từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 285 sau Công nguyên.

“Việcbiết ít thông tin về các vị hoàng đế này thực sự là một ưu điểm giúp tôi tạo hình khuôn mặt của họ mà không có bất cứ định kiến ​​hay thiên vị nào”, Voshart nói.

Long Hải (theo Live Science)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
AI phục dựng khuôn mặt 54 vị hoàng đế La Mã sống động như thật