Các nhà hoạt động tại hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu (COP21) được tổ chức ở Paris (Pháp) đã lên tiếng cáo buộc đại diện từ phía Ả Rập Saudi cố tình phá hoại những thỏa thuận mới về khí hậu, bao gồm cả ràng buộc đối với khí thải carbon. 

Ả Rập Saudi phá hoại hội nghị biến đổi khí hậu?

Một Thế Giới | 09/12/2015, 16:23

Các nhà hoạt động tại hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu (COP21) được tổ chức ở Paris (Pháp) đã lên tiếng cáo buộc đại diện từ phía Ả Rập Saudi cố tình phá hoại những thỏa thuận mới về khí hậu, bao gồm cả ràng buộc đối với khí thải carbon. 

Theo The Guardian, Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, các nhà hoạt động môi trường cáo buộc giới chức lãnh đạo Riyadh đặt lợi ích từ dầu mỏ lên trên những yêu cầu cấp thiết của khí hậu.

Wael Hmaidan, một nhà hoạt động môi trường nói với The Guardian rằng: “Thế giới đang thay đổi thái độ đối với sự biến đổi của khí hậu, và điều này khiến cho Ả Rập Saudi lo lắng. Đại diện của Riyadh ngần ngại trước kế hoạch giới hạn lượng khí thải carbon và một đề nghị xây dựng những nền kinh tế không carbon vào năm 2050. Họ cũng bác bỏ ý tưởng đánh giá định kỳ đối với các cuộc đàm phán khí hậu”.

COP21 kéo dài gần 2 tuần với sự tham gia của đại diện đến từ 195 quốc gia. Mục tiêu của hội nghị là dự thảo một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm hạn chế lượng khí thải carbon và các yếu tố nguy hiểm khác liên quan đến biến đổi khí hậu.

Các nhà hoạt động và giới lãnh đạo các nước dự kiến sẽ đạt được một thỏa thuận chung trong buổi họp cuối cùng vào ngày 11.12.

Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định đối với môi trường. Trước năm 2015, Ả Rập Saudi là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nước này đồng thời cũng là quốc gia chiếm giữ 18% trữ lượng dầu toàn cầu. 

Doanh thu từ dầu cũng là một phần không thể thiếu trong ngân sách hoạt động của chính phủ Riyadh, nên việc cắt giảm hoạt động sản xuất sẽ gây ra những “tổn thương” cho ngân sách chính phủ Ả rập Saudi.

Gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ dầu giảm trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, đã gây ra tình trạng cung vượt cầu. Theo Reuters, giá dầu đã giảm đến mức thấp nhất trong 7 năm qua vào ngày 7.12. Dầu thô Brent giảm mạnh xuống dưới 40 USD/thùng, ngang với mức giá sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi tháng 2.2009.

Hàn Giang (theo Ibtimes)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ả Rập Saudi phá hoại hội nghị biến đổi khí hậu?