Cannes 2017 kỉ niệm “chặng đường” 70 năm đáng nhớ của một trong những liên hoan phim uy tín và danh tiếng nhất thế giới.

9 bộ phim gây sốc mang tính biểu tượng của lịch sử LHP Cannes

thanh di | 22/05/2017, 10:04

Cannes 2017 kỉ niệm “chặng đường” 70 năm đáng nhớ của một trong những liên hoan phim uy tín và danh tiếng nhất thế giới.

Kể từ buổi đầu hình thành, sự kiện đã là dịp giúp phát hiện và quảng bá vô số tác phẩm điện ảnh chất lượng cao. Hãy cùng điểm lại 9 bộ phim đặc biệt tiêu biểu trong số này. Vẻ đẹp nghệ thuật cùng sự bức phá ở giá trị nội dung của chúng hiện vẫn làm nhiều tầng lớp khán giả xao xuyến.

1. Rome, Open City (1945)

Một cảnh trong phimRome, Open City

Trình chiếu tại kì sự kiện Cannes đầu tiên năm 1946, chỉ 1 năm sau thế chiến thứ hai, bộ phim của đạo diễn Roberto Rossellini là tác phẩm xuất sắc và nổi bật trong 11 đề cử tranh giải. Rome, Open City lột tả hình ảnh một nước Ý non yếu vừa trãi qua chiến tranh, với đầy rẫy những phận người nhỏ bé phải chịu thương tật hay chia cách bởi bom đạn.

Bên cạnh nét đặc sắc nội dung, tác phẩm chính kịch về đề tài hậu chiếu còn góp phần “đánh dấu” bước ngoặc quan trọng trong quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia lúc bấy giờ. Việc Rome, Open City được công nhận tại Cannes là rất hiếm thấy, so với nhiều tác phẩm điện ảnh đương thời khác đến từ Ý.

2. And God Created Woman (1956)

Biểu tượng sắc đẹp nước Pháp, Brigitte Bardot, từng có vai diễn “để đời” trong tác phẩm gây tranh cãi And God Created Woman. Nhận phê bình trái chiều, nhưng dự án thú vị này lại chính là đề cử điện ảnh được biết đến sớm nhất trong lịch sử Cannes mang ẩn ý tôn vinh phái đẹp và nữ quyền.

Buổi công chiếu ra mắt And God Created Woman năm 1956, bộ phim với không ít tình tiết “nóng bỏng,” đến nay vẫn thuộc top những sự kiện khó quên nhất trong suốt 70 mùa liên hoan phim.

3. Le Beau Serge (1958)

Tác phẩm đầu tay của đạo diễn kỳ cựu Claude Chabrol từng tạo ấn tượng mạnh ở Cannes năm 1958. Chabrol, người nổi tiếng như bậc thầy ở dòng phim chính kịch, đưa khán giản từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác với Le Beau Serge.

Câu chuyện tình bạn, tình yêu và lẽ sống hiện hữu chân thật tới mức day dứt, kết hợp cùng một mạch phim lôi cuốn trọn vẹn. Ngay sau khi trình chiếu, Le Beau Serge được giới phê bình quốc tế dành nhiều lời khen ngợi về chất lượng nội dung. Đây cũng là một trong những đề cử phim có tiếng, gắn liền cùng lịch sử phát triển liên hoan phim Cannes.

4. The 400 Blows (1959)

Có cốt truyện xoay quanh một cậu bé nhưng không đơn thuần là phim thiếu nhi, The 400 Blows buộc người xem phải suy ngẫm nhiều điều về ý nghĩa của tự do và tuổi xuân. Tác phẩm với kĩ thuật dựng cảnh - quay phim ấn tượng, giúp cố đạo diễn kiêm biên kịch người Pháp François Truffaut đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất của liên hoan Cannes năm 1959. Đối với Truffaut nói riêng và nền điện ảnh Pháp đương đại nói chung, The 400 Blows đến nay vẫn được mệnh danh như bộ phim “tiên phong” đặc biệt khó quên.

5. Hiroshima, My Love (1959)

Dự án hợp tác Pháp-Nhật trình chiếu cùng lúc với The 400 Blows tại sự kiện Cannes năm 1959. Tuy nhiên Hiroshima, My Love vẫn có vị thế riêng không thể thay thế trong lịch sử liên hoan phim.

Tác phẩm chính kịch cảm động này được xem như “minh chứng” nổi bật cho trào lưu Làn Sóng Mới của điện ảnh Pháp, khi giới làm phim trẻ nỗ lực phản ánh nghệ thuật dưới góc nhìn hiện thực hơn. Trong khuôn khổ Cannes, Hiroshima, My Love nhận giải Phim xuất sắc nhất do giới phê bình quốc tế bầu chọn.

6. Days of Heaven (1978)

Cannes từng “dung nạp” trào lưu làm phim theo trường phái hiện thực tại châu Âu những năm 1940, cho đến làn sóng cải cách mới ở nền điện ảnh Pháp khoảng 1950-60. Thế nhưng, mãi đến đầu thập niên 70 thế kỉ trước, liên hoan phim danh giá mới dần cởi mở với thị trường Hollywood.

Lần đầu ra mắt ở sự kiện Cannes lần thứ 31 năm 1978, Days of Heaven của hãng Paramount là “nét nhấn” đáng chú ý cho quá trình chuyển đổi này. Tác phẩm chính kịch ly kì được giới phê bình ưu ái dành tặng các danh xưng như “tuyệt phẩm” hay “độc đáo đến mê hoặc,” đã đem về cho đạo diễn Terrence Malick giải Cành cọ vàng đầu tiên trong sự nghiệp.

7. Taste of Cherry (1997)

Thập niên 90, Cannes bắt đầu “chứng kiến” sự xuất hiện của loạt dự án điện ảnh đến từ các nhà làm phim Trung Đông và châu Á. Mang sức hút khó tả, phải kể đến Taste of Cherry của đạo diễn người Iran, Abbas Kiarostami.

Tác phẩm thuật lại chuyến hành trình kì lạ về một người đàn ông trung niên cô độc muốn đi tìm “trợ tá” giúp… lấp mộ cho chính mình.

Cốt truyện diễn ra nhẹ nhàng nhưng lại hàm chứa bài học đạo đức thâm sâu, gây rúng động khán giả ở Cannes lẫn nhiều quốc gia nơi bộ phim phát hành. Taste of Cherry thắng đề cử danh giá nhất, Palme d’Or, năm 1997. Phim cũng đồng thời đóng vai trò “cột móc,” mở ra một kỉ nguyên điện ảnh đa văn hóa tươi mới và đầy sắc màu tại Cannes.

8. Xuân Quang Xạ Tiết (1997)

Tiếng tăm đạo diễn Hồng Kông Vương Gia Vệ lần đầu “vươn lên” tầm quốc tế, chính nhờ bộ phim đồng tính đặc biệt này. Xuân Quang Xạ Tiết có sự tham gia của 2 tài tử nổi tiếng bấy giờ trên thị trường giải trí Hoa ngữ, Trương Quốc Vinh và Lương Triều Vĩ.

Tác phẩm là câu chuyện tình tưởng như bình dị, nhưng vẫn mang đậm chất thơ cùng nét đẹp nghệ thuật rất riêng. Giúp nhà làm phim họ Vương thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Cannes năm 1997, phim còn lọt top đề cử của hàng loạt tổ chức điện ảnh, liên hoan phim trong lẫn ngoài Hồng Kông. Xuân Quang Xạ Tiết là “minh chứng” nổi tiếng và đáng tự hào cho giai đoạn bức phá mới của giới làm nghệ thuật tại châu Á.

9. Blue is the Warmest Color (2013)

Trong xuyên suốt lịch sử Cannes, có lẽ Blue is the Warmest Color chính là tác phẩm duy nhất đủ sức phá vỡ mọi kỉ lục bình chọn. Năm 2013, phim vinh dự nhận về biểu tượng cành cọ vàng Palme d’Or cho cả hạng mục Đạo diễn và (bộ đôi) Diễn viên chính xuất sắc nhất, điều được nhận định như “vô tiền khoáng hậu.” Tác phẩm về đề tài đồng tính chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Julie Maroh, từng thắng lớn ở Cannes, Quả Cầu Vàng cùng hơn 80 lễ trao giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ khác trên toàn cần.

Như Ý (theo IndieWire)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 bộ phim gây sốc mang tính biểu tượng của lịch sử LHP Cannes