Giao lại công ty cho bạn quản lý, cầm 2 bằng Đại học là Luật TP.HCM và Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM để về quê, anh Lê Ngọc Huê đã vươn lên làm giàu bằng chính cây dược liệu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại Thái Bình.

8X Việt bỏ 2 bằng đại học, về quê thành tỷ phú dược liệu

14/10/2015, 06:50

Giao lại công ty cho bạn quản lý, cầm 2 bằng Đại học là Luật TP.HCM và Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM để về quê, anh Lê Ngọc Huê đã vươn lên làm giàu bằng chính cây dược liệu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại Thái Bình.

Bỏ phố về làng
Sinh năm 1985 tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, anh Lê Ngọc Huê nổi tiếng khắp vùng bởi vườn dược liệu rộng hàng chục ha của mình. Phục vụ quân ngũ 4 năm, đeo hàm thiếu úy nhưng anh Huê không đi theo con đường binh nghiệp mà chọn học đại học.
Trong những năm tháng học ở ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh và ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP.Hồ Chí Minh, anh Huê tích cực hùn vốn kinh doanh cùng bạn bè. Khi đang là sinh viên, anh cùng bạn lập công ty Nam Hồn Việt để buôn gốm sứ Bát Tràng từ Bắc vào Nam.
Sau đó anh nhượng lại công ty cho bạn và thành lập công ty Lộc Thành Phát làm cửa cuốn, cơ khí.
Thời gian sau, anh Huê lại lập công ty Tân Thái Bình. Hiện nay, anh là chủ của công ty Thái Hưng, là công ty thứ 4 của anh.
Khi đang làm giám đốc một công ty chuyên về cơ khí Tân Thái Bình tại TP Hồ Chí Minh, anh Huê đột nhiên về quê trồng dược liệu. Anh thuê lại 7 ha đất bãi của địa phương với 1 triệu đồng/sào/năm.
Ngay sau đó, anh Huê bắt đầu tiến hành trồng thử nghiệm các loại cây dược liệu như đinh lăng, xạ đen, mã đề, ba kích, hoàn ngọc… với ý định tiến sâu vào lĩnh vực này vì đây là nghề truyền thống của gia đình.
Đến năm 2014, anh Huê mới bắt đầu thử sức với cây chùm ngây. Nhận thấy đây là loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, lại phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương nên anh Huê không chần chừ đưa về quê để trồng thử.
 bo  bang dai hoc thanh ty phu duoc lieu
Anh Lê Ngọc Huê bên lứa chùm ngây đầu tiên của mình
Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, đã có lịch sử sử dụng cả ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ, Ý. Lá và hoa Moringa có nhiều vitamin C, protein, vitamin A, kali ….
Khi bắt đầu làm, anh Huê nhập hạt giống chùm ngây từ miền Nam với giá 1 triệu đồng/kg. Hiện nay, anh nhập giống trực tiếp từ Ấn Độ với chi phí cao hơn gần gấp đôi. Tuy nhiên, thời gian đầu, chùm ngây của anh trồng chết rất nhiều vì đất ngập nước.
Sau khi học hỏi từ sách vở, từ người quen, anh Huê đem hạt giống ngâm trong nước nóng ấm trong 12 giờ, sau đó vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước rồi tiến hành rửa. Khi hạt chùm ngây nứt nanh thì cho vào túi bầu.

Anh Huê chia sẻ, túi bầu kích thước 6x10cm được đục 4 lỗ xung quanh, cách đáy túi bầu 1-1,5 cm. Thành phần ruột bầu có đất pha cát, tro trấu và phân hữu cơ. Túi bầu được che bóng bằng lưới chuyên dùng.

Về cách làm, anh Huê cho biết, giai đoạn đầu chỉ cần từ 50 - 60% ánh nắng bởi khi nhiệt độ cao cây sẽ bị héo lá. Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng 8 - 9 giờ, buổi chiều 4 - 5 giờ, tưới vừa ướt túi bầu. Không nên tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ và chết. Khi cây giống được 15 ngày tuổi trong túi bầu thì đâm rễ, đủ cứng cáp, bắt đầu đưa ra trồng trên luống.
 bo  bang dai hoc thanh ty phu duoc lieu
Cây giống chùm ngây
Ngoài ra, khoảng cách giữa các cây, các hàng cách nhau từ 90cm - 1m. Luống phải lót phân và đánh cao, có rãnh thoát nước để tránh cho lá cây hỏng.
Sau 3 tháng, vườn chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch và đỉnh điểm thu hoạch là khi cây được 6 tháng.
Hiện nay, vườn chùm ngây của gia đình anh đã thu hoạch được 4 lứa. Bên cạnh đó, anh cũng phát triển thị trường cây dược liệu, thành lập công ty của riêng mình và tạo dựng được sự tin tưởng của người thân, thôn xóm.
Thu nhập tiền tỷ
Riêng cây chùm ngây, ngoài các phần rễ, thân, cành, quả làm dược liệu, anh Huê còn thu hoạch lá tươi dùng như rau bán cho siêu thị, các hộ kinh doanh, hộ gia đình… với giá trung bình 70.000 đồng/kg.
Mỗi sào anh trồng 300 cây chùm ngây, xen canh các loại dược liệu khác. Với mô hình cung cấp cây dược liệu, rau sạch, cây giống, sản xuất trà, mỗi năm trừ mọi chi phí anh thu lãi hàng tỷ đồng. Riêng năm 2014, doanh thu của anh Huê đạt 6 tỷ đồng từ khu vườn của mình.
 bo  bang dai hoc thanh ty phu duoc lieu
Chùm ngây sấy khô
Ngoài ra, để chủ động nguồn giống, anh cung cấp cho thị trường hàng vạn cây giống các loại mỗi năm. Khu vườn cây giống của anh Huê luôn xanh mướt bởi bàn tay chăm sóc của 35 lao động thường xuyên. Thị trường của anh trải rộng khắp các tỉnh miền Bắc.
“Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, có thị trường tiêu thụ rộng lớn nên không lo đầu ra, có thể yên tâm để làm. Hơn nữa, trồng một lần thu hoạch được nhiều lần, cũng là phương pháp lấy ngắn nuôi dài để mở rộng kinh doanh thêm nhiều thứ khác” – anh Huê nói.
Hiện nay, Lê Ngọc Huê đang tiếp tục mở rộng khu vườn cây dược liệu của mình, dự kiến lên 50ha.
Hoàng Long
Bài liên quan
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phát triển dược liệu đang nhận được rất nhiều sự quan tâm
Phát triển dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8X Việt bỏ 2 bằng đại học, về quê thành tỷ phú dược liệu