Án tử hình luôn gây ra những tranh cãi tự cổ chí kim, sau đây là một số ít sự thật về án tử hình mà ít ai biết đến.

6 sự thật gây kinh ngạc về án tử hình ít người biết

Một Thế Giới | 28/05/2015, 16:20

Án tử hình luôn gây ra những tranh cãi tự cổ chí kim, sau đây là một số ít sự thật về án tử hình mà ít ai biết đến.

Sau đây là 6 sự thật gây kinh ngạc:

1. Mỹ đứng hạng thứ 5 trong số lượng các án tử
Mỹ quốc chỉ đứng sau Trung Quốc, Iran, Iraq và Arab Saudi trong số lượng các án tử hình năm 2012 và xếp trên Yemen với Sudan.
Bảng xếp hạng này không gây ngạc nhiên cho Chỉ huy trưởng chiến dịch Hủy Án Tử Hình của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Brian Evans, người cũng đã chia sẻ tám quốc gia đứng đầu mỗi năm ( "Inside Death Row" (Ẩn trong Án Tử)
Nhưng tại sao Mỹ có vẻ như là một quốc gia vượt trội về hệ thống chính trị, văn hóa, và địa lí lúc nào cũng nằm ở nhóm 5?
Theo Evans, Hoa Kỳ nói chung có một quan điểm nghiêm khắc về hình phạt. Quá nhiều án tử hình chỉ bình thường khi chúng ta chấp nhận sự thật rằng Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về việc bắt giam và kỷ lục trong số lượng án chung thân.
2. Arab Saudi hành hình người bằng việc "Đóng đinh"
Phương pháp hành hình khác biệt nhau vì những lý do như văn hóa, các kỹ thuật hiện tại và họ thường sử dụng những phương pháp chính như là treo cổ, chặt đầu, xử bắn, và tiêm thuốc độc. Nhưng tại Arab Saudi, một người nhận án tử sau khi chặt đầu sẽ được đem đi thị chúng được biết đến như phương pháp đóng đinh tới chết (theo Ủy Ban Báo Chí của Arab Saudi)
Những nguyên do đằng sau án tử hình cũng khác biệt trên khắp thế giới. Tại Papua New Guinea, một người phụ nữ và hai con gái bị bắt vì tội sử dụng Tà thuật và phải chịu án tử hình. Điều này rất bình thường tại đảo quốc Thái Bình Dương này vì tội sử dụng Tà thuật sẽ phải chịu những hình phạt tàn nhẫn và thường kết thúc bằng cái chết.
3. Trung Quốc giữ bí mật số lượng án tử hình.
Chính phủ Trung Quốc nổi tiếng với việc giữ bí mật các thống kê trong việc tử hình tội phạm và trong suốt những năm qua, Ân Xá Quốc Tế buộc phải xếp hạng Trung Quốc dựa trên số lượng án tử ít nhất mà các nhà nghiên cứu có thể khẳng định được. Bởi vì những con số mà nhà chức trách đưa ra luôn nhỏ hơn rất nhiều so với con số thực tại nên các nhà nghiên cứu phải sử dụng đến những nguồn truyền thông tin cậy và các tổ chức nhân quyền để ước lượng số án tử tại Trung Quốc
Bản báo cáo năm 2012 dự đoán hàng ngàn tội phạm bị tử hình chỉ trong năm ngoái tại Trung Quốc dựa vào những nguồn trên trong khi các báo đài khác trên thế giới chỉ dừng lại ở con số 682.
4. Án tử tại Nhật tăng lên trong năm 2012 sau một đợt dài gián đoạn
Trong khi án tử hình trên toàn thế giới đang giảm thì Nhật Bản và các quốc gia đáng chú ý khác như Ấn Độ và Pakistan lại phục hồi án tử sau một thời gian dài không tử hình. Ít nhất đã có 7 án tử được đưa ra trong năm ngoái tại Nhật Bản sau 20 tháng không ban hành một án nào.
Tại sao lại thay đổi? "Tất cả đều phụ thuộc vào đảng phái nào nắm quyền," Evan nói. Một vị Thủ Tướng lên nắm quyền sẽ bỏ án tử hình, sau đó vị kế tiếp lại phục hồi, cứ thể bỏ mặc mạng sống của tội phạm trong ý định bất chợt của các chính trị gia.
5. Chỉ có 21 quốc gia trên thế giới ban hành án tử trong năm 2012.
Một cách tổng quát, chỉ một phần nhỏ trên toàn thế giới (tổng cộng là 195 quốc gia theo tính toán của National Geographic) thực hiện án tử hình trong năm 2012. Con số đó giảm xuống còn 28 quốc gia trong một thập kỷ trước, dự báo xu hướng giảm án trên toàn thế giới.
Một vài quốc gia vẫn còn thực hiện án tử nằm chung nhóm với nhau trên thế giới. Theo ghi chú của Evans thì 4 quốc gia tại Trung Đông đã có đủ án tử cho cả khu vực. Tại Mỹ, án tử được thực hiện khác nhau ở mỗi bang, với án tử tiêm thuốc độc trên giường tại các miền Nam như Ohio và Arizona.
Vào tháng 12 năm 2012, 111 quốc gia (hơn một nửa quốc gia trên toàn thế giới) bỏ phiếu ủng hộ Liên Hiệp Quốc đưa ra phán quyết hoãn thi hành án tử.
6. Có đến 4.1% bị đơn tại Mỹ bị tử hình oan sai:
Ít nhất 4.1% bị đơn ở Mỹ đã bị tử hình oan sai. Một nhóm chuyên gia pháp luật và các nhà thống kê học từ Michigan và Pennsylvania đã sử dụng công nghệ thống kê hiện đại nhất để chỉ ra những con số đáng buồn này. Cuộc nghiên cứu dựa trên 8000 đàn ông và phụ nữ bị xử tử hình từ năm 1970. Nhóm nghiên cứu chỉ ra sự bất công và sự vô tội của hơn 200 tù nhân đã mãi mãi chìm trong dĩ vãng vì họ đã bị thi hành xử tử.
Cuộc nghiên cứu kết luận tất cả những người vô tội  bị kết án tử chiếm 4.1% các vụ án thay vì 1.6%  như theo các cuộc nghiên cứu trước. Điều này có nghĩa là từ năm 1973 đến 2004, chỉ riêng tại Mỹ đã có 340 bị xử tử hình oan sai, khác xa với con số trước đó là 138. Điều này dấy lên lo ngại về công tác xét xử và điều tra tại Mỹ. Tỷ lệ sai sót là 0.23% nhưng theo các cáo buộc thì đây vẫn không thể chấp nhận được tại một quốc gia phát triển như Mỹ vì tính mạng con người là không thể bồi thường được.
Thạc Sỹ Đinh Hoàng Việt (dịch và tổng hợp)
Bài liên quan
Tuyên án tử hình kẻ chém nam thanh niên tử vong ở An Giang
Chiều tối 20.11, TAND tỉnh An Giang tuyên án 8 bị cáo trong vụ vô cớ chém người khiến một thanh niên tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 sự thật gây kinh ngạc về án tử hình ít người biết