Sự việc một phụ nữ người Úc phải nhập viện vì mặc quần skinny jeans quá chật gây xôn xao trong thời gian gần đây khiến chủ đề “nạn nhân của thời trang” nóng lên trở lại. Cùng nhìn lại 5 xu hướng thời trang ‘nguy hiểm’ nhất trong lịch sử, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Trong cuốn sách của minh, bà Strevens viết: “áo corset đã gây nên chứng khó tiêu, táo bón, ngất xỉu vì khó thở và thậm chí xuất huyết nội. Việc dồn ép để phần ngực phồng lên đã khiến phổi chịu áp lực lớn, trong khi các cơ quan nội tạng khác bị tổn thương do bị buộc phải di chuyển khỏi vị trí tự nhiên vốn có để thích nghi với khung xương mới.
Năm 1987, một danh sách dài đã được công bố trong đó liệt kê 97 căn bệnh gây nên từ việc mặc corset, bao gồm chứng rối loạn thần kinh và trầm cảm.
Khoảng từ cuối thập niên 1860 đến đầu 1890, theo bà Strevens, tờ báo y tế The Lancet đã đăng ít nhất một bài mỗi năm về những nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà loại áo này mang lại.
Đỉnh điểm là năm 1903, Mary Halliday – một phụ nữ 42 tuổi là mẹ của 6 đứa con, đã bất ngờ đột tử. Kết quả khám nghiệm pháp y cho biết, có 2 thanh kim loại thuộc áo croset được tìm thấy trong tim của bà, tổng cộng có độ dài hơn 22cm, là nguyên nhân gây tử vong. Phần đầu của 2 thanh kim loại này do cọ sát thường xuyên vào cơ thể nạn nhân khi bà cử động, dần dần được mài trở thành lưỡi nhọn sắc bén như dao.
Chiếc váy phồng với khung sắt bên trong không chỉ đơn giản tạo nên phom dáng cho trang phục. Trong suốt thế kỷ 19, thời đại đỉnh cao của mốt váy phồng, đã có một số trường hợp tử vong do loại trang phục này gây ra.
Tháng 7-1861, vợ của nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow qua đời sau khi chiếc váy của bà bị bén lửa và bốc cháy. Hai người chị gái của nhà văn Oscar Wilde cũng chết cháy do đi đến quá gần lò sưởi tại một vũ hội. Một trường hợp khác, năm 1858, tờ The New York Times đã thống kê trung bình 1 tuần có đến 3 người mất mạng do cháy váy phồng. Con số này đủ để khiến phái nữ phải giật mình và vô cùng cẩn trọng trong chuyển động và cử chỉ nếu không muốn trở thành một nạn nhân liều mạng vì thời trang.
Những quý ông thời vua Edward dùng loại cổ áo keo cứng này như phụ kiện thời trang. họ đeo để đi club, uống một vài ly rượu và ngã lăn ra trên ghế, đầu gục xuống phía trước. Và họ chết vì nghẹt thở. Năm 1988 một cáo phó đăng trên tờ The New York Times có tựa đề: “Chết ngạt bởi cổ áo”. Trong đó viết, “một người đàn ông tên John Cruetzi đã được phát hiện chết trên ghế công viên trong tư thế ngủ gật, đầu gục xuống ngực và chiếc cổ áo, do quá cứng, đã làm tắt khí quản và ngăn máu lưu thông qua các tĩnh mạch, gây ngạt thở và đột quỵ dẫn đến tử vong”.
Johnny Depp thủ vai Mad Hatter trong phim Alice in Wonderland |
Cụm từ “điên như thợ làm mũ” được sử dụng vào 30 năm trước cả khi tác giả Lewis Carroll dùng nó trong cuốn Những cuộc phiên lưu của Alice ở Xứ Thần tiên”. Ngộ độc thủy ngân là một nguy cơ nghề nghiệp mà những người thợ làm mũ mắc phải trong thế kỷ 18 và 19. Hóa chất này được dùng trong sản xuất chất liệu nỉ làm mũ, tiếp xúc lâu dài sẽ bị chứng bệnh mà người ta gọi là “căn bệnh của thợ làm mũ điên”. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm hay run rẩy sợ sệt, e thẹn do bệnh lý và dễ cáu kỉnh. Nhiều người nghi ngờ nhân vật Mad Hatter trong truyện của Lewis Carroll cũng mắc chứng bệnh tương tự.
Tục bó chân của người Trung Quốc được cho là lấy cảm hứng từ cách những vũ công cung đình dùng lụa quấn quanh bàn chân khi múa cho Hoàng đế xem. Tập tục này đã bị cấm chính thức vào năm 1912. Tuy nhiên vẫn có một số người còn làm bí mật tuân theo vì họ tin rằng bó chân thể hiện địa vị xã hội, chứng tỏ người phụ nữ sinh ra trong gia đình quyền quý nhàn nhã, không cần làm việc vất vả.
Nhiếp ảnh gia người Anh Jo Farrell đã thực hiện bộ ảnh tài liệu về người phụ nữ cuối cùng còn sống với đôi chân bị bó cả đời theo hủ tục này. “Nhiều người nói tập tục này man rợ nhưng đó là truyền thống giúp phụ nữ thời đó củng cố địa vị xã hội. Nó mang đến cho họ một cuộc sống tốt hơn và họ tự hào với đôi chân cực nhỏ”, bà cho biết. Những bức ảnh cho thấy bàn chân bị bó chặt lâu ngày đã trở nên biến dạng, các ngón chân co quắp ép chặt xuống lòng bàn chân.