Đây là nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tại Hội nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 26.9 tại Cà Mau.

45% diện tích ĐBSCL sẽ nhiễm mặn vào năm 2030

Quốc Trung | 26/09/2016, 14:04

Đây là nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tại Hội nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 26.9 tại Cà Mau.

Hội nghị này do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì. Tham gia còn có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND của 13 tỉnh, thành phố trong vùng, lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị.

Theo Bộ TN&MT, cuối năm 2015 và đầu năm 2016, ĐBSCL đã chịu đợt khô hạn và xâm nhập mặn lớn nhất từ trước tới nay, khiến cho tốc độ tăng trưởng, năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đều giảm, ước thiệt hại trong 6 tháng đầu năm là gần 4.700 tỷ đồng.

Theo dự báo của Bộ KH&ĐT, 45% diện tích toàn vùng có thể bị nhiễm mặn nếu các đập thủy điện đầu nguồn sông Mekong tích nước, không cung cấp đủ nước để đẩy mặn ra biển. Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và sinh kế của người dân trong vùng là một trong những thách thức rất lớn đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và trực tiếp là hơn 20 triệu dân đang sinh sống tại đây.

Kịch bản biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Cà Mau nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đó là tình trạng xâm thực đê biển và mặn hóa ngày càng sâu vào nội đồng... Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn nhất là hoạt động khai thác thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy, làm chuyển nước sang lưu vực sông khác, làm trầm trọng thêm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

ĐBSCL đã không còn là vùng đất trù phú

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhìn nhận: “Trước tác động của biến đổi khí hậu, hiện ĐBSCL không còn là miền đất trù phú mang lại sinh kế lâu dài, thuận lợi cho người dân như bao đời nay. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi tư duy phát triển.

Chúng ta không thể dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà cần dựa vào trí tuệ, tri thức và công nghệ để phát triển bền vững. Biến thách thức do biến đổi khí hậu để ĐBSCL phát triển lâu dài...”.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương sẽ tập trung thảo luận về kịch bản biến đổi khíhậu và nước biển dâng tác động đến tài nguyên nước của vùng; các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước cho từng tiểu vùng của ĐBSCL; giải pháp quản lý, giám sát hạn, lũ lụt và xâm nhập mặn; xây dựng các mô hình kinh tế- sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn…

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: “Hiện tượng cực đoan thời tiết năm 2016 rất bất thường trong vòng 100 năm qua. Lũ lớn khả năng sẽ không có nhiều, lũ nhỏ sẽ gắn với hạn mặn, sẽ xuất hiện xả nước ở thượng nguồn và cực đoan thời tiết…”.

Như vậy, kịch bản tổng thể phát triển KT-XH của ĐBSCL sẽ như thế nào? Thời gian qua cũng có nhiều kịch bản được đề ra, tuy nhiên các kịch bản khác nhau rất nhiều. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các đại biểu tại hội nghị nhận diện rõ tình hình biến đổi khí hậu, bàn bạc kỹ, đi sâu vào tình hình thực tế của vùng để đưa ra các giải pháp trọng tâm phù hợp với tình hình…

Minh Hạnh
Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
45% diện tích ĐBSCL sẽ nhiễm mặn vào năm 2030