Trong 4 tháng đầu năm 2022, các lĩnh vực kinh tế của TP.HCM có mức tăng trưởng khá, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài được 1,28 tỉ USD , tăng 12,18% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

4 tháng đầu năm TP.HCM thu hút hơn 1,2 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài

Hồ Quang | 28/04/2022, 19:34

Trong 4 tháng đầu năm 2022, các lĩnh vực kinh tế của TP.HCM có mức tăng trưởng khá, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài được 1,28 tỉ USD , tăng 12,18% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

Chiều 28.4, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, nhiệm vụ giải pháp tháng 5 và công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP năm 2022.

Theo ông Đặng Quốc Toàn – Chánh văn phòng UBND TP.HCM, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP 4 tháng đầu năm qua cửa khẩu cả nước ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,9%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 16,7% so với cùng kỳ; dệt, may tăng 37,4% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 26,5% so với cùng kỳ; rau quả tăng 73,7% so với cùng kỳ...

4-thang-dau-nam-tphcm-thu-hut-hon-1-2-ty-usd-von0dau-tu-nuoc-ngoai-hinh-anh(1).png
Ông Đặng Quốc Toàn – Chánh văn phòng UBND TP.HCM chia sẻ với báo chí về tình hình kinh tế - xã hội TP 4 tháng đầu năm 2022 vào chiều 28.4 - Ảnh: PV 

Trong khi đó, ngành du lịch TP đã có bước khởi sắc sau dịch COVID-19. Tổng doanh thu trong tháng ước đạt 8.761 tỉ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 6.000 tỉ đồng). Khách du lịch nội địa đến TP ước đạt 1,97 triệu lượt, tăng 56,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 1.260.000 lượt); khách quốc tế đến TP là hơn 114.728 lượt, tăng 100% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 4 tháng đầu năm 2022, TP đã thu hút được 1,28 tỉ USD, tăng 12,18% so với cùng kỳ. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 181 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 186,25 triệu USD (tăng 81% số dự án cấp mới, giảm 48,28% vốn đầu tư so với cùng kỳ) .

Có 44 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 640,42 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), tăng 46,67% về số dự án và tăng 58,91% về vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.

Ngoài ra, TP cũng chấp thuận cho 722 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 453,04 triệu USD, tăng 31,99% so với cùng kỳ về số trường hợp, tăng 19,97% về vốn.

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 2% so với tháng trước, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm ước tăng 2,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,7%). Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu 4 tháng ước tăng 6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,7%), trong đó ngành sản xuất hàng điện tử ước giảm 8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 27,7%), chủ yếu giảm sản lượng mặt hàng điện tử dân dụng, máy tính và thiết bị ngoại vi; ngành hóa dược - cao su - nhựa ước tăng 22,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,4%) ; ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước tăng 1,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,4%); ngành cơ khí ước tăng 1,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,5%).

Ông Toàn cho rằng mặc dù còn khó khăn do tác động của đại dịch, nhưng một số doanh nghiệp FDI đã bắt đầu tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để thay thế. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đánh giá của UBND TP, trong 4 tháng đầu năm, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 168.177,017 tỉ đồng, đạt 43,51% dự toán, tăng 13,87% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,6% so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 6% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP qua cửa khẩu cả nước ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 tới, ông Toàn cho biết, TP sẽ tập trung thực hiện 11 nội dung, trong đó tập trung các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Thực hiện giao ban thường xuyên với các ngành các cấp nhằm giải ngân vốn đầu công năm 2022, nắm bắt kịp thời các khó khăn vướng mắc báo cáo lãnh đạo TP xem xét, chỉ đạo. Tham mưu điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 nhằm điều chuyển vốn của các dự án có năng lực giải ngân thấp, sang dự án có khả năng giải ngân cao trong năm, đảm bảo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao và giải ngân có hiệu quả, đảm bảo sử dụng hiệu quả tối đa nguồn lực vốn đầu tư công TP cho đầu tư phát triển, phục hồi kinh tế. Tăng cường công tác kiểm soát chi, giải ngân thanh toán kịp thời cho các dự án đầu tư công theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đã được giao; đôn đốc các chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không để tập trung vào cuối năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 tháng đầu năm TP.HCM thu hút hơn 1,2 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài