Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, trong đó có 3 vấn đề khó giải quyết là là ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước. Đây là những vấn đề không thể giải quyết bằng một vài biện pháp hay của một vài cơ quan, bài toán giải quyết là vấn đề xã hội lớn.

4 nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí xấu thời gian qua

Bùi Trí Lâm | 18/12/2019, 20:52

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, trong đó có 3 vấn đề khó giải quyết là là ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước. Đây là những vấn đề không thể giải quyết bằng một vài biện pháp hay của một vài cơ quan, bài toán giải quyết là vấn đề xã hội lớn.

          

Chiều 18.12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp cùng các Sở, ngành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong quá trình phát triển của Hà Nội, mỗi năm thành phố trung bình dân số cơ học tăng 160 nghìn người, tốc độ phát triển đô thị hóa từ 11% thời điểm sát nhập năm 2018 lên 49% thời điểm hiện nay. Vì vậy, đối với vấn đề môi trường tại Hà Nội đòi hỏi thời gian, có giải pháp trước mắt, giải pháp trung hạn, dài hạn để phát triển bền vững.

Liên quan đến chất lượng không khí, Sở TN-MT báo cáo từ đầu năm 2019 đến nay, địa bàn Hà Nội xuất hiện 6 đợt kéo dài không khí có chất lượng ở mức kém, xấu và rất xấu. Trong đó cao điểm nhất là từ 8-14.12 chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu và rất xấu.

Sở TN-MT cho rằng nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng điều kiện thời tiết cực đoan; nguyên nhân chủ quan là từ: Khí thải của các phương tiện giao thông tập trung cao tại khu đô thị; do một số bộ phận người dân sử dụng than tổ ong; do hoạt động đốt rơm rạ; phá dỡ công trình xây dựng cũ để xây dựng mới; vận chuyển vật liệu xây dựng; khí thải từ trại chăn nuôi; từ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt; ô nhiễm ao hồ, bùn thải; khói bụi từ cơ sở sản xuất trên địa bàn và tỉnh lân cận...

Sở TN-MT cũng kiến nghị Thành phố kiến nghị Bộ TN-MT đánh giá tác động ô nhiễm xuyên biên giới; rà soát các loại hình sản xuất phát sinh nhiều khí thải để quy hoạch công nghiệp vùng; sớm ban hành quy chuẩn khí thải đối với ô tô, xe máy; UBND các tỉnh lân cận tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các khu, cụm công nghiệp có sản xuất không bảo đảm môi trường...

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho rằng nguyên nhân ô nhiễm không khí còn từ các công trình xây dựng, cải tạo đường, vỉa hè. Cùng với đó là từ phương tiện giao thông gia tăng, từ đầu quý 4.2019 đến nay, số xe đăng ký mới là 84 nghìn phương tiện, nâng tổng số phương tiện đang quản lý lên trên 6,8 triệu phương tiện, chưa kể các phương tiện của công an, quân đội và phương tiện từ tỉnh khác về.

Để giải quyết môi trường trong thời gian tới, Công an TP Hà Nội đề xuất Thành phố giao Sở TN-MT, Công an thành phố và các đơn vị liên quan vào cuộc xử lý tất cả vi phạm liên quan như làm đường không bảo đảm quy định gây ô nhiễm môi trường; thi công công trình gây ô nhiễm; kiên quyết xử lý xe rơi vãi vật liệu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài đánh giá, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, trong đó có 3 vấn đề khó giải quyết, xử lý là ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nguồn nước. Đây là những vấn đề không thể giải quyết bằng một vài biện pháp hay của một vài cơ quan, bài toán giải quyết là vấn đề xã hội lớn.

Đối với chất lượng không khí xấu những ngày gần đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nêu 4 nguyên nhân: Vấn đề giao thông; nguồn rác thải lớn; các dạng đốt cháy ngoài trời; các công trình xây dựng lớn trên địa bàn và nhấn mạnh ngoài những biện pháp tức thời cần có biện pháp căn cơ, có lộ trình thực hiện.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường từ nhiều năm nay, đặc biệt từ năm 2015-2016 đã thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, từ khi thực hiện Nghị quyết 11, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc bài bản, triển khai nhiều nhiệm vụ để bảo vệ môi trường.

Về giải pháp thời gian tới, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở TN-MT chuẩn bị địa điểm lắp đặt 50-70 trạm quan trắc cố định và trên cao để quan trắc chất lượng không khí. Về thu gom rác, đề nghị các công ty thu gom rác thải có biện pháp, tính toán các tuyến tiết kiệm, khoa học nhưng phải bảo đảm sạch cả các ngõ nhỏ, thu gom rác bao gồm cả trên các dải phân cách.

Đối với ô nhiễm ao hồ, đề nghị Sở Xây dựng, quận, huyện tiếp tục xử lý ô nhiễm tại các ao hồ, bởi đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường; đấu thầu nạo hút bùn, thường xuyên thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó đề nghị các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là 4 quận nội thành cần vận động người dân không sử dụng than tổ ong. Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện cho 3 nhà máy rác thải sớm đưa vào hoạt động.

Chủ tịch thành phố đề nghị Sở Xây dựng nghiên cứu lắp camera các xe thu gom rác xem đi đúng tuyến, đúng vị trí hay không và yêu cầu tuyệt đối không trộn lẫn rác sinh hoạt và rác xây dựng; bên cạnh đó có quy định cụ thể khi phá dỡ công trình xây dựng cần có hợp đồng với các công ty cụ thể... 

Bắt đầu từ thứ thứ 7, chủ nhật tuần này các quận, huyện, thị xã cần phát động người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường; bên cạnh đó tiếp tục phát động chương trình trồng cây xanh; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm rạ, đặc biệt là đốt rác tại các làng nghề.

Bên cạnh đó, theo ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố sẽ xây dựng, đề xuất HĐND ban hành Nghị quyết về chế tài xử lý cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm, có chế tài xử phạt cụ thể; ban hành định mức thu liên quan xả thải làng nghề, hộ kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Lam Thanh

   
Bài liên quan
Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn của Việt Nam
Theo báo cáo, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và TP.HCM có chiều hướng gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí xấu thời gian qua