Khoảng 9g sáng ngày 31.8, tại khu vực cạnh chợ Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận), nhiều người đi đường và du khách khá bất ngờ khi thấy một thanh niên dong dỏng cao ôm trước ngực tấm bảng với nội dung “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường. Xin hãy giúp em”!

'26,5 điểm nhưng không được đến trường, xin hãy giúp em'

Một Thế Giới | 31/08/2015, 18:36

Khoảng 9g sáng ngày 31.8, tại khu vực cạnh chợ Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận), nhiều người đi đường và du khách khá bất ngờ khi thấy một thanh niên dong dỏng cao ôm trước ngực tấm bảng với nội dung “Thi 26,5 điểm nhưng vẫn không được đến trường. Xin hãy giúp em”!

Khoảng vài phút sau khi số người hiếu kỳ  tập trung đông chỉ chỉ, trỏ trỏ, người thanh niên nói trên vội xếp tấm bảng lại rồi lên xe máy cho một người bạn chở đi. Qua tìm hiểu, được biết người thanh niên trên là Trần Văn Sâm, sinh năm 1991, ngụ khu phố 1, phường Mũi Né (Phan Thiết). Sâm là thí sinh được Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi liên thông y đa khoa (Khóa 2015-2019) tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ vào ngày 15.7 (không phải là kỳ thi THPT Quốc gia 2015 vừa qua - PV). 
Kết quả, thi ba môn, Sâm đạt được 26,5 điểm, cao nhất trong số 91 thí sinh mà Sở Y tế Bình Thuận cử đi thi. Thế nhưng khi đến Trường Đại học Y dược Cần Thơ làm thủ tục nhập học, Sâm gần như ngã quỵ khi thấy không có tên mình trong số 22 thí sinh ở Bình Thuận trúng tuyển mặc dù những người này đều có điểm thấp hơn Sâm. 
Đến Sở Y tế Bình Thuận khiếu nại thì Sâm càng tá hỏa hơn bởi được thông báo em không phải là viên chức Nhà nước nên bị loại dù có điểm cao nhất! Trong khi đó, theo thông báo của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Y dược Cần Thơ, với số điểm của Sâm, em còn thừa đến 2,5 điểm nếu đăng ký là thí sinh tự do của Kỳ thi tuyển sinh liên thông năm 2015.
Trước sự việc nghịch lý này, Sở Y tế Bình Thuận đã có văn bản gởi Trường Đại học Y dược Cần Thơ xin đính chính lại thông tin của thí sinh Trần Văn Sâm. Theo đó Sâm chỉ là viên chức hợp đồng chưa được tuyển dụng chính thức vào biên chế Nhà nước nhưng do khi đăng ký dự thi, Bệnh viện Phan Thiết đã cập nhật thông tin nhầm lẫn! Tuy nhiên khi mang văn bản này và đơn xin chuyển sang diện thí sinh tự do, nhà trường vẫn không nhận hồ sơ và yêu cầu Sâm về khiếu nại cái gọi là nhầm lẫn đến chết người của Sở Y tế Bình Thuận.
Theo Sâm, em tốt nghiệp y sĩ trung cấp và hơn hai năm nay Sâm làm gần như không ăn lương tại Phòng khám Đa khoa Mũi Né. Mặc dù mỗi tháng được phòng khám cho 500 ngàn đồng và 4-5 tháng mới được thanh toán một lần nhưng Sâm vẫn cố gắng vượt qua dù gia cảnh rất khó khăn. Sâm cho biết do khát khao trở thành bác sĩ giúp bà con ngư dân nghèo Mũi Né nên em vừa làm vừa học ôn thi để quyết tâm thực hiện ước vọng của mình. 
Khi biết được mình đạt 26,5 điểm, cứ tưởng ước mơ đã thành sự thật nhưng chỉ vì sự “nhầm lẫn” không đáng có mà cánh cửa trường đại học y đang chuẩn bị khép lại với em. Trưa 31.8, sau khi cầm tấm bảng kêu gọi giúp đỡ ra đường, Sâm quay về nhà và lại vùi đầu vào gối khóc nức nở. Theo gia đình Sâm hơn một tuần nay, Sâm đã sút gần hai kg do không ăn uống gì nhiều. Theo Sâm hết cách rồi em mới cầm tấm bảng van xin được giúp đỡ ra đường với hy vọng Trường Đại học Y dược Cần Thơ nghe được lời cầu cứu nhói lòng từ em.
Theo Phương Nam/ Pháp luật TP.HCM
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'26,5 điểm nhưng không được đến trường, xin hãy giúp em'