Đây là bảng xếp hạng của Credit Suisse, tập đoàn ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính lâu đời và uy tín hàng đầu thế giới có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ.

20 nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới

Theo Tuổi trẻ | 23/04/2016, 05:39

Đây là bảng xếp hạng của Credit Suisse, tập đoàn ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính lâu đời và uy tín hàng đầu thế giới có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ.

Theo Business Insider, bất kể việc cắt giảm ngân sách và giảm bớt quy mô, Mỹ vẫn duy trì vị trí số một của họ về sức mạnh quân sự trên toàn cầu.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc là hai đối thủ cận kề với Mỹ ở danh sách này. Đứng cuối bảng là Canada.

Tập đoàn Credit Suisse thừa nhận sự khó khăn trong việc so sánh sức mạnh quân sự của các nước. Để đưa ra bảng xếp hạng này, họ đã căn cứ vào 6 tiêu chí đánh giá gồm số quân nhân chính quy (chiếm 5% tổng số điểm), số xe tăng (10%), số trực thăng chiến đấu (15%), số máy bay (20%), số tàu sân bay (25%) và số tàu ngầm (25%).

Việc xếp hạng này mới chỉ đánh giá tiềm lực quân sự phần nhiều dựa theo định lượng mà chưa thể tính đến chất lượng thực sự của vũ khí, cũng như công tác huấn luyện của quân đội từng nước. Chính vì vậy vị trí của một số quốc gia trong danh sách xếp hạng có thể sẽ gây bất ngờ.

Dưới đây là danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự 20 nước hàng đầu thế giới theo trật tự từ 1-20 của tập đoàn Credit Suisse.

1. Mỹ

Ngân sách cho quân đội: 601 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 1.400.000

Xe tăng: 8.848 chiếc

Tổng số máy bay: 13.892 chiếc

Tàu ngầm: 72 chiếc

Bất chấp những cắt giảm, nước Mỹ vẫn đang chi nhiều tiền hơn các nước khác cho quân đội. Mỹ sở hữu 10 chiếc tàu sân bay.

Trong khi đó, để so sánh có thể nhìn vào trường hợp Ấn Độ, dù chỉ đang tiến hành đóng chiếc tàu sân bay thứ 3 thôi nhưng Ấn Độ cũng đã là nước có số tàu sân bay đứng thứ 2 thế giới.

Tới nay Mỹ cũng là nước có nhiều máy bay hơn bất cứ nước nào và một đội ngũ quân nhân đông đảo được huấn luyện bài bản. Đó là còn chưa kể đây là quốc gia đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

2. Nga

Ngân sách cho quân đội: 84,5 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 766.055

Xe tăng: 15.398 chiếc

Tổng số máy bay: 3.429 chiếc

Tàu ngầm: 55 chiếc

Quân đội Nga có số xe tăng lớn nhất và số máy bay nhiều thứ hai sau Mỹ, số tàu ngầm nhiều thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc.

Kể từ năm 2008, ngân sách chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gần 1/3 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong 3 năm tới.

3. Trung Quốc

Ngân sách cho quân đội: 216 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 2.333.000

Xe tăng: 9.150 chiếc

Tổng số máy bay: 2.860 chiếc

Tàu ngầm: 67 chiếc

Trong vài thập kỷ qua quân đội Trung Quốc đã phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực. Riêng về số quân chính quy, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới. Nước này cũng là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số xe tăng sau Nga và đứng thứ 2 thế giới về số tàu ngầm sau Mỹ.

Trung Quốc cũng đang tăng tốc quá trình hiện đại hóa quân đội và hiện đang phát triển một loạt các công nghệ quân sự như tên lửa đạn đạo và các máy bay thế hệ thứ 5.

4. Nhật Bản

Ngân sách cho quân đội: 41,6 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 247.173

Xe tăng: 678 chiếc

Tổng số máy bay: 1.613 chiếc

Tàu ngầm: 16 chiếc

Theo Credit Suisse, Nhật Bản có hạm đội tàu ngầm lớn thứ 4 trong số các nước thuộc bảng xếp hạng. Nước này cũng có tới 4 tàu sân bay mặc dù các tàu này chỉ được trang bị những đội trực thăng.

Nhật Bản là nước có số trực thăng chiến đấu nhiều thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Nga và Mỹ.

5. Ấn Độ

Ngân sách cho quân đội: 50 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 1.325.000

Xe tăng: 6.464 chiếc

Tổng số máy bay: 1.905 chiếc

Tàu ngầm: 15 chiếc

Ấn Độ là một trong những nước có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới. Nước này có số quân nhân nhiều hơn bất cứ nước nào ngoài Trung Quốc và Mỹ.

Ấn Độ cũng là nước chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Nga về số lượng xe tăng, máy bay.

Ngoài ra nước này cũng đã tiếp cận việc phát triển vũ khí hạt nhân. Dự kiến tới năm 2020 Ấn Độ trở thành quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng cao thứ 4 thế giới.

6. Pháp

Ngân sách cho quân đội: 62,3 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 202,761

Xe tăng: 423 chiếc

Tổng số máy bay: 1.264 chiếc

Tàu ngầm: 10 chiếc

Quy mô quân đội Pháp tương đối nhỏ, nhưng được huấn luyện chuyên nghiệp. Nước này cũng sở hữu tàu sân bay Charles de Gaulle. Ngoài ra Pháp cũng thường xuyên tham gia các cuộc điều động binh sĩ trên toàn châu Phi để chống khủng bố và giúp ổn định tình hình chính trị.

7. Hàn Quốc

Ngân sách cho quân đội: 62,3 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 624.465

Xe tăng: 2.381 chiếc

Tổng số máy bay: 1.412 chiếc

Tàu ngầm: 13 chiếc

Đối mặt với nguy cơ thường xuyên từ “người láng giềng” là CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải xây dựng lực lượng quân sự lớn.

Theo đó, Hàn Quốc sở hữu một lượng lớn tàu ngầm, trực thăng chiến đấu và đông đảo quân chính quy.

Hàn Quốc cũng là nước có số xe tăng nhiều nhất và là nước có tiềm lực không quân lớn thứ sáu trên thế giới.

8. Italy

Ngân sách cho quân đội: 34 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 320.000

Xe tăng: 586 chiếc

Tổng số máy bay: 760 chiếc

Tàu ngầm: 6 chiếc

Quân đội Italy được xếp hạng cao do nước này sở hữu hai chiếc tàu sân bay đang hoạt động. Cùng với tàu sân bay, Italy cũng có hạm đội tàu ngầm và đội trực thăng chiến đấu lớn.

9. Vương quốc Anh

Ngân sách cho quân đội: 60,5 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 146.980

Xe tăng: 407 chiếc

Tổng số máy bay: 936 chiếc

Tàu ngầm: 10 chiếc

Mặc dù Vương quốc Anh có kế hoạch trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2018 sẽ giảm quy mô quân đội bớt đi 20%, tuy nhiên đây vẫn là một trong những nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.

Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch vận hành chiếc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth năm 2020. Đây là chiếc tàu sân bay có thể chở 40 chiếc F-35B điều động trên phạm vi toàn thế giới.

10. Thổ Nhĩ Kỳ

Ngân sách cho quân đội: 18,2 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 410.500

Xe tăng: 3.778 chiếc

Tổng số máy bay: 1.020 chiếc

Tàu ngầm: 13 chiếc

Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng quân đội lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải. Mặc dù không có tàu sân bay, nhưng chỉ 5 nước trong danh sách xếp hạng của Credit Suisse có số tàu ngầm nhiều hơn Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu đội xe tăng “khủng” và đông đảo số máy bay và trực thăng chiến đấu.

11. Pakistan

Ngân sách cho quân đội: 7 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 617.000

Xe tăng: 2.924 chiếc

Tổng số máy bay: 914 chiếc

Tàu ngầm: 8 chiếc

Quân đội Pakistan là một trong những lực lượng quân đội lớn nhất thế giới về số quân chính quy. Ngoài ra, Credit Suisse cũng ghi nhận nước này có lượng xe tăng, máy bay và trực thăng chiến đấu lớn.

Cùng với đó, Pakistan cũng được cho là đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân với tốc độ nhanh, và trong thập kỷ tới nước này có thể trở thành quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.

12. Ai Cập

Ngân sách cho quân đội: 4,4 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 468.500

Xe tăng: 4.624 chiếc

Tổng số máy bay: 1.107 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

Quân đội Ai Cập là một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất và lâu đời nhất tại Trung Đông. Họ nhận được hỗ trợ tài chính đáng kể từ Mỹ và cũng là nước sở hữu đội xe tăng lớn thứ 5 thế giới.

Ai Cập có hơn 1.000 chiếc xe tăng M1A1 Abrams, rất nhiều chiếc trong đó vẫn đang để kho và chưa bao giờ dùng tới.

Ai Cập cũng có lực lượng máy bay khá lớn.

13. Vùng lãnh thổ Đài Loan

Ngân sách cho quân đội: 10,7 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 290.000

Xe tăng: 2.005 chiếc

Tổng số máy bay: 804 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

Do thường xuyên phải đối phó với Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan luôn tập trung các dự án nâng cao năng lực quân sự cho những kế hoạch phòng thủ của họ.

Theo đó, khu vực này có số trực thăng chiến đấu nhiều thứ 5 trong số các nước của bảng xếp hạng. Đài Loan cũng sở hữu một số lượng lớn máy bay và xe tăng.

14. Israel

Ngân sách cho quân đội: 17 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 160.000

Xe tăng: 4.170 chiếc

Tổng số máy bay: 684 chiếc

Tàu ngầm: 5 chiếc

Do đặc thù địa lý ở một khu vực có nhiều bất ổn, Israel cũng trang bị một số lượng lớn xe tăng, máy bay và trực thăng chiến đấu.

Chưa kể là trình độ công nghệ trong các loại vũ khí quân sự của Israel cũng rất đáng gờm. Họ sở hữu những loại chiến đấu cơ rất hiện đại, các loại máy bay không người lái vũ trang công nghệ cao và cả vũ khí hạt nhân.

15. Australia

Ngân sách cho quân đội: 26,1 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 58.000

Xe tăng: 59 chiếc

Tổng số máy bay: 408 chiếc

Tàu ngầm: 6 chiếc

Quân đội Úc tương đối nhỏ. Họ nhận được điểm thấp vì số quân chính quy ít, số xe tăng cũng như máy bay không nhiều. Tuy nhiên nhờ số trực thăng chiến đấu và tàu ngầm, vị trí của quân đội Úc được đẩy cao.

16. Thái Lan

Ngân sách cho quân đội: 5,39 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 306.000

Xe tăng: 722 chiếc

Tổng số máy bay: 573 chiếc

Tàu ngầm: 0 chiếc

Quân đội Thái Lan được đánh giá với những điểm số đáng kể từ tập đoàn Credit Suisse là vì có số lượng quân nhân chính quy lớn, số xe tăng nhiều và nước này sở hữu một tàu sân bay.

17. Ba Lan

Ngân sách cho quân đội: 9,4 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 120.000

Xe tăng: 1.009 chiếc

Tổng số máy bay: 467 chiếc

Tàu ngầm: 5 chiếc

Ba Lan xếp trên Đức một bậc vì có số lượng xe tăng lớn hơn và hạm đội tàu ngầm nhỉnh hơn một chiếc.

Ba Lan cũng tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh đối phó với Nga sau vụ sáp nhập Crimea và cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn đang diễn ra.

18. Đức

Ngân sách cho quân đội: 40,2 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 179.046

Xe tăng: 408 chiếc

Tổng số máy bay: 663 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

Đức không có tàu sân bay và tương đối ít tàu ngầm, điều này khiến quân đội của họ bị rơi vào top cuối.

19. Indonesia

Ngân sách cho quân đội: 6,9 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 476.000

Xe tăng: 468 chiếc

Tổng số máy bay: 405 chiếc

Tàu ngầm: 2 chiếc

Quân đội Indonesia được xếp cao hơn Canada một bậc vì nước này có nhiều hơn số quân chính quy và lượng xe tăng tương đối lớn. Tuy nhiên quân đội Indonesia cũng thiếu tàu sân bay, không nhiều máy bay và ít tàu ngầm.

20. Canada

Ngân sách cho quân đội: 15,7 tỉ USD

Số quân nhân chính quy: 92.000

Xe tăng: 181 chiếc

Tổng số máy bay: 420 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

Canada đứng chót bảng vì có số quân chính quy nhỏ. Nước này thiếu tàu sân bay và các trực thăng tấn công. Canada cũng có ít xe tăng và tàu ngầm.

D. Kim Thoa /Tuổi Trẻ

Ảnh: Một chiếc F-22 bay cạnh một chiếc F-15 - Ảnh: Bussiness Insider.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
20 nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới