Bé gái sơ sinh nặng 1,7kg, nhỏ chỉ bằng bàn tay của bác sĩ đã trải qua 2 cuộc “đại phẫu” để xử lý căn bệnh teo thực quản type C - tắc ruột tá tràng bẩm sinh. Các bác sĩ đã cứu sống bé gái một cách ngoạn mục.

2 cuộc ‘đại phẫu’ cứu bé gái sơ sinh nhỏ bằng bàn tay bị teo thực quản, tắc tá tràng

Hồ Quang | 03/10/2020, 20:49

Bé gái sơ sinh nặng 1,7kg, nhỏ chỉ bằng bàn tay của bác sĩ đã trải qua 2 cuộc “đại phẫu” để xử lý căn bệnh teo thực quản type C - tắc ruột tá tràng bẩm sinh. Các bác sĩ đã cứu sống bé gái một cách ngoạn mục.

Cứu bé gái sơ sinh nặng 1,9kg có bộ ruột nằm ngoài bụng

Cuộc chiến giành sự sống cho bé gái sơ sinh mắc sốt xuất huyết

Bà ngoại bé gái sơ sinh nặng hơn nửa ký viết thư cảm ơn bệnh viện

Chiều 3.10, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho haycác bác sĩ ở đây vừa thực hiện thành công 2 cuộc “đại phẫu” để cứu bé gái sinh non chỉ nặng 1,7kg bị teo thực quản type C - tắc ruột tá tràng.

ThS.BS Tạ Huy Cần - Trưởng khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biếtbé gái này sinh ngày 7.8.2020, là con của chị T.P.D.B. Bé được sinh lúc 32 tuần tuổi thai, cân nặng 1,7kg tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM). Sau khi sinh, bé bị suy hô hấp, sùi bọt cua, đặt ống thông vô dạ dày bị vướng, Bệnh viện Hùng Vương chuyển bệnh nhi đến Bệnh Viện Nhi đồng Thành phố ngay vì nghi teo thực quản.

Tai đây, qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi suy hô hấp, bụng trướng thượng vị, có lỗ hậu môn, sonde túi cùng trên đang hút liên tục. Bệnh nhi được chỉ định thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng thì phát hiện túi cùng thực quản ở khoảng T2; hình ảnh bóng đôi, không hơi trong ruột phía dưới; giãn hơi dạ dày và đoạn đầu tá tràng, vắng hơi trong ống tiêu hóa; tật tim thông liên nhĩ 7-8mm, shunt T-P; còn ống động mạch 2mm, shunt 2 chiều, áp lực phổi 40mmHg, cung động mạch chủ quay trái. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị teo thực quản type C - tắc ruột tá tràng.

Theo bác sĩ Cần, tình trạng trên của bệnh nhi là rất nguy hiểm, cần phải mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, vì bé vừa teo thực quản vừa tắc ruột tá tràng.

Các bác sĩ tiến hành cuộc “đại phẫu” lần thứ nhất khi bé mới 2 ngày tuổi. Trong cuộc “đại phẫu” này, các bác sĩ tiến hành xử lý 2 túi cùng ở thực quản xa nhau và tắc tá tràng do tụy nhẫn. Để xử lý tình trạng 2 túi cùng ở thực quản xa nhau, các bác sĩ không thể nối mà tiến hành cột đường rò khí - thực quản và làm dạ dày ra da; đồng thời nối tá tràng theo Kimura để xử lý tình trạng tắc tá tràng do tụy nhẫn.

Sau một thời gian hồi sức, đến khi bé được 28 ngày tuổi, các bác sĩ tiến hành cuộc “đại phẫu” lần thứ 2 để cột cắt đường rò, nối thực quản tận tận.

“Hiện bé đã hậu phẫu lần hai ngày thứ 21. Qua kiểm tra, các bác sĩ không ghi nhận xì rò miệng nối, bé ăn sữa tốt, hồi phục ngoạn mục, đã cai máy thở và đường tiêu hóahoạt động rất ổn định”, bác sĩ Cần cho hay.

Nói về lý do phải thực hiện 2 lần phẫu thuật mà không thực hiện cùng lúc 1 lần, bác sĩ Cần cho biết do bệnh nhi vừa có teo thực quản vừa có tắc tá tràng nên thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài nếu điều trị triệt để cùng lúc 2 thương tổn.Thực quản gián đoạn dài, nếu phẫu thuật triệt để ngay sẽ kéo dài thời gian mổ, nguy cơ xì dò cao. Hơn nữa, bệnh nhi sinh non, suy hô hấp, tim bẩm sinh không cho phép thời gian mổ quá lâu.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 cuộc ‘đại phẫu’ cứu bé gái sơ sinh nhỏ bằng bàn tay bị teo thực quản, tắc tá tràng