Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất giữ nguyên danh sách 205 người ứng cử ĐBQH đã trình từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2. Trong đó, có 17/18 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử ĐBQH.

17/18 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử ĐBQH

VOV | 16/04/2021, 15:12

Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất giữ nguyên danh sách 205 người ứng cử ĐBQH đã trình từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2. Trong đó, có 17/18 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử ĐBQH.

Sáng 16.4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba. Theo đó, sau vòng hội nghị hiệp thương cuối cùng để lập danh sách những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH tại các cơ quan, tổ chức trung ương, Hội nghị đã chốt danh sách 205 người ứng cử đại biểu Quốc hội để gửi Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, đánh giá cao công tác chuẩn bị của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ; đánh giá cao các ý kiến đóng góp tại hội nghị mang tính xây dựng, tinh thần trách nhiệm và thẳng thắn.

Nhấn mạnh, Hội nghị hiệp thương lần 3 có vai trò quan trọng trong việc quyết định danh sách ứng cử viên để bầu đại biểu Quốc hội và HĐND, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị đoàn Chủ tịch, các đại diện, xem xét kỹ lưỡng những ứng cử viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến.

Thông tin tại hội nghị cũng cho biết, kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với 205 người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV đều đạt 100%, không có vấn đề, vụ việc cử tri nơi cư trú nêu cần phải xác minh.

Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử có cơ cấu: Nữ 46/205 người (tỉ lệ 22,43%); dân tộc thiểu số: 20/205 người (tỉ lệ 9,7%); ngoài Đảng: 4/205 người (tỉ lệ 1,9%); tái cử: 100/205 (tỉ lệ 48,78%); trẻ tuổi: 5/205 (tỉ lệ 2,43%); giáo sư, phó giáo sư: 16/205 người (tỉ lệ 7,8%); tiến sĩ: 63/205 người (tỉ lệ 30,7%); thạc sĩ: 94/205 người (tỉ lệ 45,85%); đại học và tương đương: 32/205 người (tỉ lệ 15,6%).

Cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương như sau: Các cơ quan Đảng là 11 đại biểu; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 3 đại biểu; Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương): 130 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) là 15 đại biểu; Lực lượng vũ trang là 14 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 1 đại biểu; Kiểm toán Nhà nước là 1 đại biểu; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 đại biểu.

Trước đó, tại Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu. Như vậy, số lượng đại biểu ứng cử thực tế chênh 2 so với số lượng dự kiến.

Được biết, thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22.5.2021)./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
17/18 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia ứng cử ĐBQH