Tổng chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 1 ước tính đạt 42,5 nghìn tỉ đồng, trong đó chi thường xuyên đạt 29,7 nghìn tỉ đồng, bằng 2,9%; chi đầu tư phát triển 3 nghìn tỉ đồng.
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Bộ KH-ĐT, trong tháng 1.2021, nhiều khoản thu nội địa đạt mức thấp do mới bước vào đầu năm và chưa đến kỳ hạn kê khai nộp thuế; chi ngân sách Nhà nước đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 1.2021 ước tính đạt 36 nghìn tỉ đồng, bằng 2,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 22,5 nghìn tỉ đồng, bằng 2%; thu từ dầu thô 989 tỉ đồng, bằng 4,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 12,6 nghìn tỉ đồng, bằng 7%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 1.006 tỉ đồng, bằng 0,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 2.863 tỉ đồng, bằng 1,4%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 3.727 tỉ đồng, bằng 1,6%; thu thuế thu nhập cá nhân 2.485 tỉ đồng, bằng 2,3%; thu thuế bảo vệ môi trường 329 tỉ đồng, bằng 0,5%; thu tiền sử dụng đất 6.621 tỉ đồng, bằng 5,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 1 ước tính đạt 42,5 nghìn tỉ đồng, bằng 2,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 29,7 nghìn tỉ đồng, bằng 2,9%; chi đầu tư phát triển 3 nghìn tỉ đồng, bằng 0,6%; chi trả nợ lãi 9,8 nghìn tỉ đồng, bằng 8,9%.
Về bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tháng 1.2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng và đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1.2021 ước tính đạt 479,9 nghìn tỉ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 8%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 ước tính đạt 378,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: Lương thực, thực phẩm tăng 5,3% và tăng 14,9%; may mặc tăng 6,2% và tăng 9,6%; phương tiện đi lại tăng 3,3% và tăng 10%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 2,3% và tăng 14,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,3% và tăng 13%.
Một số địa phương có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Hải Phòng tăng 12,2%; TP.HCM tăng 12%; Hà Nội tăng 10,1%; Cần Thơ tăng 9,9%; Đà Nẵng tăng 3,9%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1.2021 ước tính đạt 48,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Bắc Ninh tăng 28,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 28,2%; Quảng Ninh tăng 17,3%; Cần Thơ tăng 15,6%; Thanh Hóa tăng 14%; Hải Phòng tăng 11,8%; Hà Nội tăng 10%; Đà Nẵng giảm 22,7%; TP.HCM giảm 8,4%.
Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng ước tính đạt 1,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Thanh Hóa tăng 14,4%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hải Phòng tăng 2,7%; Hà Nội giảm 45,6%; Cần Thơ giảm 50,1%; Đà Nẵng giảm 68,2%; TP.HCM giảm 69,9%; Quảng Nam giảm 91,3%; Khánh Hòa giảm 95%.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 1 ước tính đạt 50,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,6% tổng mức và tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hải Phòng tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,8%; Đà Nẵng tăng 9,4%; Bắc Ninh tăng 7,5%; Quảng Ngãi giảm 6,1%; TP.HCM giảm 2,4%; Thừa Thiên - Huế giảm 3,4%; Lào Cai giảm 6,8%.