Cử tri kiến nghị thay thế chất liệu đồng tiền giấy vì tiền giấy (mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành chất lượng thấp, tuổi thọ trong lưu thông không cao.

13 kiến nghị của cử tri gửi tới tân Thống đốc ngân hàng Lê Minh Hưng

Theo Dân Trí | 20/04/2016, 05:39

Cử tri kiến nghị thay thế chất liệu đồng tiền giấy vì tiền giấy (mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành chất lượng thấp, tuổi thọ trong lưu thông không cao.

Trong bản tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ XI, Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện tổng hợp có 13 kiến nghị thuộc lĩnh vực của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, người ký văn bản trả lời các kiến nghị này sẽ là tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng.

Ngày 9.4.2016, với đa số phiếu thuận, ông Lê Minh Hưng đã được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, cử tri phản ánh hiện nay các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Bởi những doanh nghiệp này luôn vượt trội so với doanh nghiệp trong nước cả về năng lực quản trị, vốn lẫn những ưu đãi chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế nhờ mức lãi vay ở các nước khá thấp (chỉ dao động 3-5%/năm).

Trong khi đó, lãi suất của ngân hàng trong nước cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay luôn dao động ở mức cao, từ 7-10%; các doanh nghiệp xuất khẩu phải vay bằng Việt Nam đồng với mức lãi suất cao.

Theo kiến nghị của cử tri, một số lĩnh vực hiện nay đầu tư không hiệu quả như nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi nên các ngân hàng rút dần vốn ra khỏi lĩnh vực này càng gây khó khăn cho doanh nghiệp và càng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội. Do đó, cử tri kiến nghị ngành ngân hàng quan tâm có các chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp.

Ở một kiến nghị khác, cử tri đề nghị mức lãi suất vay mua nhà ở xã hội 3% - 3,5% để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội; đề nghị ân hạn 3 năm đầu người vay chưa phải trả lãi vay; đề nghị thời hạn cho vay mua nhà ở xã hội tối thiểu 20 năm thì hợp lý hơn.

Cử tri đề nghị gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉđồng đã góp phần tích cực giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở, là tác nhân quan trọng giúp thị trường bất động sản phục hồi, cho đến nay, đã giải ngân được khoảng 60%, và theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì sẽ kết thúc giải ngân vào ngày 31.5.2016. Do đó, cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho tiếp tục giải ngân cho đến hết gói tín dụng ưu đãi này để hỗ trợ cho người thu nhập thấp tạo lập nhà ở.

Cử tri cho rằng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thụ hưởng từ 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét sửa đổi quy trình xét duyệt cho vay, mức vay và thời hạn vay theo hướng giảm bớt thủ tục xét duyệt ở xã, sử dụng tín chấp, kết hợp với cơ chế cộng đồng tự giám sát lẫn nhau; mức vay và thời hạn vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn.

Cử tri kiến nghị thay thế chất liệu đồng tiền giấy vì tiền giấy (mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành chất lượng thấp, tuổi thọ trong lưu thông không cao.

Cử tri đề nghị cần phải tăng cường hơn nữa trong giám sát hoạt động của hệ thống tổ chức ngân hàng, tín dụng để người dân yên tâm khi giao dịch, làm ăn.

Cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, giảm lãi suất cho vay phù hợp nhất là vay trung hạn. Tuy nhiên, phải đồng thời giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn.

Cử tri thể hiện sự bất bình trước tình trạng các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nhiều tỉnh, thành phố xảy ra nhiều vụ tham ô, tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Cử tri cho rằng để xảy ra hậu quả này phần lớn là do cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống Ngân hàng này còn lỏng lẻo. Cử tri đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần phải rà soát lại các quy định hiện hành để tăng cường hiệu quả quản lý đối với ngân hàng này.

Cử tri phản ánh các hộ mới thoát nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước.

Đề nghị tiếp tục có giải pháp thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ vì thực tế còn gặp nhiều khó khăn như thủ tục còn rườm rà, khó tiếp cận vốn vay tại các tổ chức tín dụng đặc biệt là đối với đóng tàu vỏ gỗ người dân phải đối ứng 30%....

Nguyễn Hiền - Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
13 kiến nghị của cử tri gửi tới tân Thống đốc ngân hàng Lê Minh Hưng