Những ông bố bà mẹ muốn những đứa con của mình tránh xa được các rắc rối, học giỏi ở trường, và có thể làm được những việc phi thường như người lớn. Và trong khi chưa tìm ra được một công thức chung nào để nuôi dưỡng sự thành công thì nghiên cứu tâm lý học sau đã đưa ra một số yếu tố dự đoán sự thành công.

11 điểm chung của những gia đình có con thành công

Hạnh-con ông Lạng | 12/08/2016, 14:24

Những ông bố bà mẹ muốn những đứa con của mình tránh xa được các rắc rối, học giỏi ở trường, và có thể làm được những việc phi thường như người lớn. Và trong khi chưa tìm ra được một công thức chung nào để nuôi dưỡng sự thành công thì nghiên cứu tâm lý học sau đã đưa ra một số yếu tố dự đoán sự thành công.

Không ngạc nhiên khi kết quả đưa tới chính là yếu tố gia đình. Dưới đây là những việc mà bố mẹ những đứa trẻ thành công thường làm:

1. Để con làm việc nhà.

Julie Lythcott-Haims, cựu hiệu trưởng của Đại học Stanford, tác giả cuốn sách “Cách nuôi dưỡng trẻ nên người” đã nói “Nếu bọn trẻ không rửa bát đĩa thì sẽ phải có ai đó làm việc này cho chúng. Và cái mà chúng được miễn không chỉ là công việc, mà chúng còn mất đi cơ hội học được cách làm việc và ý thức đóng góp trách nhiệm cho việc chung ”.

Bà tin rằng một đứa trẻ biết làm việc nhà khi lớn lên sẽ biết cách hợp tác với đồng nghiệp cũng như biết cách làm việc độc lập. “Giao việc nhà cho bọn trẻ, như đổ rác hay giặt đồ cá nhân, là cách giúp chúng nhận thức được phải làm việc để trở thành một phần của xã hội”, Lythcott-Haims nói.

2. Dạy trẻ những kỹ năng xã hội.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania và đại học Duke đã theo dõi hơn 700 trẻ em từ khắp nơi trên Hoa Kỳ từ khi học mẫu giáo tới 25 tuổi và tìm thấy một mối liên hệ mật thiết giữa các kỹ năng xã hội học được từ khi là trẻ mẫu giáo với thành công khi trưởng thành sau hai thập kỷ.

Nghiên cứu kéo dài 20 năm này cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt có thể dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp, sống có ích hơn, khả năng cảm nhận cảm xúc tốt hơn, biết cách giải quyết các vấn đề cá nhân, dễ dàng hoàn thành được các cấp học cao và kiếm được công việc tốt so với những người có kỹ năng xã hội kém.

3. Có kỳ vọng cao

Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát quy mô toàn quốc trên 6.600 trẻ em sinh ra trong năm 2001, giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp của ông tại Đại học California đã phát hiện ra kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến thành tựu sau này của con cái.

"Khi cha mẹ hình dung ra một trường đại học trong tương lai cho con, họ có xu hướng khuyến khích con phấn đấu cho mục tiêu đó" ông tuyên bố. Đây chính là hiệu ứng Pygmalion “những gì một người kỳ vọng vào người khác giống như một lời tiên tri có thể trở thành hiện thực”, và trong trường hợp trẻ em, chúng sống theo nguyện vọng của cha mẹ.

4. Bố mẹ không có xung đột

Robert Hughes Jr., giáo sư tại Đại học Illinois đã nghiên cứu và nhận thấy, những đứa trẻ sống bình yên cùng bố hoặc mẹ đơn thân có tương lai tốt hơn so với những đứa trẻ sống trong môi trường mà bố mẹ luôn xung đột. Những mâu thuẫn trước khi ly hôn của bố mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến con cái, nhưng những xung đột sau ly hôn còn có tác động mạnh mẽ hơn, Hughes nói.

5. Cha mẹ cótrình độ giáo dục cao

Một nghiên cứu vào năm 2014 của nhà tâm lý học Sandra Tang đến từ Đại học Michigan cho thấy các bà mẹ tốt nghiệp trung học hoặc đại học có xu hướng nuôi dậy con cái lớn lên giống như mình. Nghiên cứu trên 14.000 trẻ em từ khi học mẫu giáo năm 1998 tới năm 2007 cho thấy: con của các bà mẹ “nhí” ít có khả năng hoàn thành cấp học trung học hoặc đại học so với các bạn khác.

Trong một nghiên cứu khác trên 856 người, nhà tâm lý Eric Dubow từ Đại học liên bang Bowling Green nhận thấy "trình độ học vấn của cha mẹ khi đứa trẻ 8 tuổi dự đoán khá chính xác thành công trong giáo dục và nghề nghiệp của người con sau 40 năm".

6. Dạy trẻ làm toán sớm

Một phân tích năm 2007 trên 35.000 trẻ mẫu giáo đến từ Mỹ, Canada, Anh cho thấy: việc phát triển kỹ năng toán học sớm có thể biến thành một lợi thế rất lớn. Greg Duncan, một nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern cho biết "Thành thạo các kỹ năng toán học khi còn nhỏ không chỉ cho thấy đứa trẻ sẽ có những thành tựu toán học mà cả những thành tựu về kỹ năng đọc trong tương lai".

7. Phát triển mối quan hệ tốt với con

Một nghiên cứu năm 2014 trên đối tượng 243 người phát hiện ra rằng: những đứa trẻ được chăm sóc kỹ lưỡng trong 3 năm đầu đời không những có thành tích học tập tốt hơn mà còn có lối sống tốt, cũng như học vấn cao hơn ở độ tuổi 30. Theo báo cáo trên PsyBlog, khi cha mẹ đáp ứng với các tín hiệu của con mình kịp thời và thích hợp cũng chính là họ đã cung cấp một nền tảng an toàn giúp trẻ khám phá thế giới.

8. Cha mẹ ít căng thẳng

Theo nghiên cứu gần đây của Brigid Schulte được đăng trên tờ Bưu điện Washington, thời gian các bà mẹ dành con ở độ tuổi từ 3 đến 11 ít nhiều có thể giúp dự đoán hành vi, mức độ hạnh phúc, hoặc thành tựu của đứa trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ quan tâm quá mức tới con lại dẫn tới hiệu quả ngược.

"Căng thẳng của các bà mẹ, đặc biệt là khi người mẹ chịu áp lực giữa thời gian cho công việc và cho con cái, có ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ” nhà xã hội học Kei Nomaguchi nói với tờ Bưu điện Washington. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn hạnh phúc, cảm giác đó sẽ lan sang người khác; nếu bạn buồn, điều này còn lây lan nhanh hơn. Vì vậy, nếu bố mẹ đang kiệt sức hoặc thất vọng, cảm xúc có thể truyền sang con cái họ.

9. Đánh giá cao những nỗ lực của con thay vì cố tránh né thất bại

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford phát hiện ra: trẻ em (và cả người lớn nữa) có hai cách suy nghĩ về thành công. Kiểu thứ nhất là “tư duy cố định”: với suy nghĩ này, tính cách, sự thông minh hay khả năng sáng tạo là không thể thay đổi, và thành công là do sự thông minh được di truyền.

Kiểu thứ hai là “tư duy phát triển”: những người có tư duy phát triển cho rằng vượt qua thử thách không phải do bạn thông minh hay không mà chủ yếu do bạn gắng sức và nỗ lực vận dụng hết khả năng của bạn. Cốt lõi của vấn đề chính là: ý chí có thể ảnh hưởng tới khả năng của bạn, và điều này càng có ý nghĩa với trẻ em. Nếu bạn nói với một đứa trẻ rằng chúng làm bài thi tốt là do chúng thông minh, bạn đã gắn cho chúng “tư duy cố định”. Ngược lại, nếu bạn nói đó là do chúng đã hết sức cố gắng, tức là bạn đang truyền cho chúng “tư duy phát triển”.

10. Các bà mẹ có công việc ngoài xã hội

Theo nghiên cứu từ trường Harvard Business, trẻ em có mẹ tham gia công việc ngoài xã hội có lợi thế hơn hẳn. Nghiên cứu cho thấy con gái của bà mẹ đi làm được học cao hơn và có nhiều khả năng tìm được công việc quản lý với mức lương cao hơn so với những đứa trẻ có mẹ làm nội trợ. Các con trai của bà mẹ đi làm cũng có xu hướng làm nhiều công việc nhà hơn.

11. Có tiềm lực kinh tế

Theo Sean Reardon, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford, khoảng cách thành tích giữa các gia đình có thu nhập cao và thấp tăng hơn khoảng 30% đến 40% trong vòng 25 năm. Trong cuốn “Drive”, tác giả Dan Pink đã nhận định, những phụ huynh có thu nhập cao thì điểm SAT của con cái họ cũng cao hơn so với con củanhững phụ huynh có thu nhập thấp hơn.

PV
Nguồn: Theo Drake Baer, Rachel Gillett, Business Insider
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 điểm chung của những gia đình có con thành công