Trong thời gian ấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng triển khai một loạt chính sách nhằm thay đổi đất nước mà ông nhận lại từ người tiền nhiệm.

100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Biden: Tái hòa nhập cộng đồng quốc tế

Cẩm Bình | 26/04/2021, 10:26

Trong thời gian ấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng triển khai một loạt chính sách nhằm thay đổi đất nước mà ông nhận lại từ người tiền nhiệm.

Ông là người lớn tuổi nhất (78 tuổi) trong số người từng nắm giữ vị trí đứng đầu nước Mỹ. Tổng thống Biden phải đối mặt với đại dịch COVID-19, một nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề, xã hội chia rẽ nghiêm trọng sau 4 năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền.

3 tháng qua, Tổng thống Biden gây ngạc nhiên với tính kỷ luật, khả năng đàm phán cứng rắn và khao khát “làm lớn”. Thăm dò mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy tỷ lệ ủng hộ mà nhà lãnh đạo này đạt được hiện tại là 59%.

Làm lớn

Tổng thống Biden trước lúc nhậm chức từng cam kết đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng y tế do COVID-19 bằng chương trình chủng ngừa rộng rãi. Ông giữ đúng lời hứa: Tính đến tuần trước Mỹ đã tiêm chủng 200 triệu liều vắc xin.

Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ (ARP) trị giá 1.900 tỉ USD vừa thông qua tháng trước bơm lượng tiền lớn vào nền kinh tế, hứa hẹn đem lại tăng trưởng vượt bậc hậu đại dịch.

Giờ đây Tổng thống Biden đang thúc đẩy một kế hoạch trị giá 2.000 tỉ USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng - từ đường sá, mạng internet đến xe điện, qua đó tạo ra hàng triệu việc làm cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tiếp theo đó là kế hoạch cung cấp tài chính cho công tác nuôi dạy trẻ em trị giá ít nhất 1.000 tỉ USD.

Phía đảng Cộng hòa than phiền Tổng thống Biden chi tiêu quá mức, nhưng nhiều cuộc thăm dò cho thấy cử tri đang ủng hộ ông.

a9d7c470-729c-42d6-90348f9cad7cc73b_source.jpg
Ông Biden có nhiều kế hoạch lớn - Ảnh: Getty Images

Tái hòa nhập cộng đồng quốc tế

Sau khi nắm quyền, Tổng thống Biden đưa Mỹ quay lại thỏa thuận Paris về khí hậu. Ông còn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quy tụ 40 nước tham gia và tăng gấp đôi mục tiêu cắt giảm khí nhà kính của Mỹ.

Đồng minh được trấn an rằng “Mỹ đã trở lại”. Washington tái đánh giá và xem Nga, Trung Quốc như đối thủ cần tập trung đối phó mạnh mẽ (tất nhiên vẫn cần hợp tác ở vấn đề chiến lược).

Tổng thống Biden còn chứng tỏ tính quyết đoán bằng quyết định rút toàn bộ quân ở Afghanistan về nước bất chấp lời khuyên từ các tướng lĩnh hàng đầu. Mới đây ông còn chính thức công nhận vụ sát hại 1,5 triệu người Armenia gây ra bởi đế chế Ottoman đầu thế kỷ 20 là tội ác diệt chủng, điều mà nhiều đời Tổng thống Mỹ tránh thực hiện nhằm gìn giữ quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bình thường trở lại

Không phụ lòng cử tri, Tổng thống Biden khiến nước Mỹ bình thường trở lại. Không còn công bố chính sách qua Twitter, bài phát biểu của Tổng thống không còn từ ngữ xúc phạm, không còn sự coi thường từ giới truyền thông, không còn những cuộc mít tinh mang đậm phong cách cá nhân.

Tất nhiên cuộc sống chưa thể hoàn toàn bình thường. Loạt biện pháp bảo vệ quanh Điện Capitol vẫn chưa thể dỡ bỏ do tâm lý lo ngại sau cuộc bạo loạn ngày 6.1 vẫn còn, mối đe dọa dịch bệnh chưa qua đi nên Tổng thống Biden không tổ chức được sự kiện tập trung quá đông người.

Khó khăn phía trước

Đảng Cộng hòa vẫn luôn cố bác bỏ những kế hoạch tham vọng của Tổng thống Biden. Ông dựa vào thế đa số rất mỏng manh để thúc đẩy chương trình chủng ngừa rộng rãi cùng ARP. Lợi thế này có thể không còn sau lần bầu cử giữa nhiệm kỳ năm tới, chính sách sắp tới đối mặt với khó khăn không nhỏ.

Người nhập cư ở biên giới giáp Mexico, kiểm soát súng đạn, y tế, cảnh sát dùng bạo lực... là những điều đang chờ Tổng thống Biden giải quyết. Đây đều là loạt vấn đề dai dẳng, kéo dài qua nhiều đời Tổng thống Mỹ.

Bên ngoài nước Mỹ, thách thức từ Iran, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên chỉ mới bắt đầu. 

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden
Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro (Brazil), chiều 18.11 giờ địa phương (sáng nay 19.11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Biden: Tái hòa nhập cộng đồng quốc tế